Điều trị biến chứng tim mạch do tiểu đường sẽ phụ thuộc vào dạng bệnh, mức độ tổn thương. Nhưng một nguyên tắc không thể thiếu đó là: kiểm soát tốt đường huyết và các bệnh cơ hội như mỡ máu cao, huyết áp cao…

Dấu hiệu nhận biết khi bị biến chứng tim mạch do tiểu đường

Một dấu hiệu phổ biến của bệnh tim là cơn đau thắt ngực. Đau thắt ngực xảy ra khi một mạch máu đến tim bị thu hẹp và cản trở việc cấp máu. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu ở ngực, vai, cánh tay, quai hàm hoặc sau lưng, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc gắng sức. Cơn đau có thể biến mất khi nghỉ ngơi hoặc uống thuốc điều trị đau thắt ngực. Người bệnh có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cấp. Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim:

-    Đau hoặc khó chịu ở vùng ngực

-    Đau hoặc khó chịu ở cánh tay, lưng, cằm, cổ hoặc dạ dày

-    Khó thở

-    Vã mồ hôi

-    Buồn nôn

-    Choáng váng

Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến khi bị bệnh tim mạch do tiểu đường 

Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến khi bị bệnh tim mạch do tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể không nhận thấy triệu chứng hoặc gặp phải triệu chứng ở mức độ nhẹ hơn do tổn thương thần kinh tiểu đường làm giảm khả năng cảm nhận cơn đau. Triệu chứng nhồi máu cơ tim tim ở phụ nữ có thể khác hơn một chút, thường không bị đau thắt ngực nhưng lại bị khó thở, buồn nôn, đau lưng, đau quai hàm. Nhồi máu cơ tim cần được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tim.

Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Điều trị biến chứng tim mạch do tiểu đường

Việc điều trị bệnh tim bao gồm áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và dùng thuốc. Người bệnh có thể được kê thuốc điều trị tổn thương ở tim, kết hợp với thuốc hạ đường huyết, huyết áp và cholesterol. Bác sĩ có thể chỉ định aspirin liều thấp dùng hàng ngày để phòng ngừa cục máu đông. Trong các trường hợp khác, người bệnh cần phải phẫu thuật hoặc làm thủ thuật can thiệp.

Đối với cơn đột quỵ, người bệnh cần được cấp cứu kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Nếu đột quỵ xảy ra do cục máu đông, bác sĩ sẽ kê thuốc làm tan huyết khối, thuốc này chỉ có hiệu quả trong vài giờ kể từ khi cơn đột quỵ xuất hiện. Sau đó, người bệnh được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần dùng thuốc hạ đường huyết, huyết áp, cholesterol và thuốc chống đông máu.

Phòng ngừa và trì hoãn bệnh tim ở người bệnh tiểu đường

Nếu bị tiểu đường hoặc có bất kỳ yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ, bạn nên áp dụng các bước sau đây để phòng ngừa biến chứng:

-    Tuân thủ chế độ ăn khoa học: Bao gồm mỗi ngày ít nhất 14gr chất xơ/1000gr calorie tiêu thụ, cắt giảm chất béo bão hòa (có trong các loại thịt, da gà, bơ, mỡ lợn, dầu cọ, dầu dừa…), ăn dưới 300mg cholesterol (có trong thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa…), hạn chế tối đa chất béo chuyển hóa (có trong bánh quy giòn, các món ăn nhẹ, thức ăn chiên xào, các thực phẩm làm từ dầu hydro hóa một phần…).

-    Bỏ thuốc lá

-    Tham vấn bác sĩ về việc uống thuốc aspirin liều thấp mỗi ngày để giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Aspirin không an toàn đối với tất cả mọi người, cân nhắc kỹ khi sử dụng.

-    Điều trị kịp thời cơn thiếu máu não thoáng qua, điều này giúp phòng ngừa hoặc trì hoãn một cơn đột quỵ trong tương lai. Dấu hiệu thiếu máu thoáng qua là đột ngột yếu, mất thăng bằng, tê bì, lú lẫn, mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt, nhìn đôi, nói khó hoặc đau đầu nặng.

Biến chứng tim mạch do tiểu đường rất nguy hiểm, do đó việc thực hiện các biện pháp dự phòng từ sớm có thể giúp người bệnh tránh được những rủi ro có thể gặp phải.

(Xem phần 1 - Biến chứng tim mạch: Phân loại và yếu tố nguy cơ)

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo: https://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/Diabetes/diabetes-heart-disease-stroke/Pages/index.aspx

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận