Bạn có thể “chung sống hòa bình” cả đời với sỏi mật nếu nó không biểu hiện triệu chứng. Ngược lại, khi sỏi mật gây triệu chứng, có nghĩa là người bệnh đã xuất hiện biến chứng. Khi đó, bạn cần được can thiệp y tế. Một trong những phương pháp điều trị sỏi mật là dùng thuốc.

1. Thông tin cơ bản về bệnh sỏi mật

Sỏi mật là những khối rắn hình thành và phát triển trong túi mật hoặc ống dẫn mật. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi mật, đó có thể là những bất thường trong quá trình sản xuất, lưu thông dịch mật hoặc ứ trệ dịch mật kéo dài, nhiễm khuẩn đường mật.

Có hai loại sỏi mật chính, là sỏi cholesterol với thành phần chủ yếu là cholesterol, và sỏi mật sắc tố với thành phần chính là bilirubin.

Mot-so-vi-tri-cua-soi-mat-trong-he-thong-duong-mat

Một số vị trí của sỏi mật trong hệ thống đường mật

Đa số các trường hợp sỏi mật không gây triệu chứng và không phải điều trị. Nếu có, triệu chứng điển hình của bệnh sỏi mật bao gồm:

- Đau bụng trên bên phải, ngay dưới xương sườn. Cơn đau có thể lan ra sau lưng và lên vai phải

- Buồn nôn, nôn

- Vã mồ hôi

- Vàng da, vàng mắt

- Ngứa da

- Chán ăn

- Sốt cao, rét run, ớn lạnh

Người bệnh cần được điều trị nếu sỏi mật gây biến chứng như: viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật, tổn thương gan… Mục tiêu trong việc điều trị là nhanh chóng khơi thông dòng chảy của dịch mật và làm giảm triệu chứng.

2. Khi nào nên uống thuốc trị sỏi mật?

Ở thời điểm hiện tại, không có phương pháp điều trị chung cho tất cả các loại sỏi. Do vậy, các bác sỹ sẽ căn cứ trên từng trường hợp cụ thể để có các chỉ định khác nhau. Can thiệp/phẫu thuật thường được lựa chọn khi sỏi lớn, gây ra nhiều biến chứng. Với những người bệnh không thể phẫu thuật (bị tiểu đường, tim mạch, người cao tuổi…) hoặc chưa nhất thiết phải phẫu thuật, có thể điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc.  

3. Các loại thuốc điều trị sỏi mật

Thuốc hóa dược hòa tan sỏi mật bằng đường uống

Thuốc hóa dược hòa tan sỏi mật đường uống có tác dụng với khoảng 30% trường hợp mắc bệnh. Thuốc có bản chất là hai loại acid mật, bao gồm acid chenodeoxycholic (tên thương mại Chenodiol, Chenodal) và acid ursodeoxycholic (tên thương mại Ursodiol, Actigall). Loại sỏi, kích thước có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của các loại thuốc này.

Nhìn chung các thuốc hóa dược bằng đường uống sẽ có hiệu quả đối với sỏi cholesterol (chủ yếu nằm trong túi mật), kích thước nhỏ hơn 2cm, chưa bị canxi hóa và thành túi mật bình thường. Thuốc kém hiệu quả với sỏi sắc tố, sỏi hỗn hợp (sỏi ống mật chủ, sỏi gan). Thời gian sử dụng thuốc để có hiệu quả phải kéo dài ít nhất 6 tháng - 2 năm. Nhưng thường bị gián đoạn bởi các tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như: tiêu chảy, táo bón, đau bụng, khó tiêu, chóng mặt, nôn mửa, ho, chảy nước mũi, đau họng, đau lưng, đau khớp hoặc cơ, rụng tóc, đi tiểu thường xuyên hoặc đi tiểu đau…

Liệu pháp tan sỏi mật bằng đường tiêm

Sử dụng dung môi mang tên methyl tert-butyl ether (MTBE) tiêm trực tiếp vào túi mật thông qua một ống nhỏ được kết nối với máy bơm bên ngoài cơ thể. Dung môi hóa chất được truyền vào túi mật trong vài giờ đến vài ngày tùy theo số lượng và kích thước sỏi mật. Tuy có thể làm tan sỏi chỉ sau 5-12h, nhưng phương pháp này khá nguy hiểm, do thuốc có thể gây độc cho cơ thể nên rất ít khi được sử dụng.

Dieu-tri-soi-mat-bang-lieu-phap-tan-soi-truc-tiep-rat-it-khi-duoc-chi-dinh
Điều trị sỏi mật bằng liệu pháp tan sỏi trực tiếp rất ít khi được chỉ định

Đông y trong điều trị sỏi mật

Sử dụng thuốc điều trị sỏi mật có những ưu và nhược điểm nhất định. Nhưng các chuyên gia vẫn nhận định rằng đó chỉ là giải pháp tình thế, chưa thể tác động đến nguyên nhân gây sỏi, nên tỷ lệ tái phát sỏi khá cao (hơn 50% sau 3-5 năm). Mặt khác, thuốc chỉ có hiệu quả với một  số loại sỏi và kích thước nhất định. Do đó, về lâu dài, cần phải có những giải pháp toàn diện tác động lên hệ thống gan mật, từ đó mới có khả năng giải quyết triệt để các vấn đề do sỏi gây ra.

Tại các nước Á Đông, xu hướng sử dụng các thảo dược truyền thống đã có từ hàng ngày năm trước. Vốn dĩ trước đây, các bài thuốc này được sử dụng theo kinh nghiệm truyền miệng là chính, thì ngay nay, dưới ánh sáng của khoa học nghiên cứu hiện đại, những phát hiện về công năng của chúng trong việc chữa trị sỏi mật đã khiến nhiều nhà điều trị không khỏi bất ngờ. Nổi bật nhất là bài thuốc chứa 8 thảo dược truyền thống gồm: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác. Về trước mắt, chúng không những giải quyết được tình trạng đau, đầy trướng, chậm tiêu… do sỏi gây ra, mà lâu dài còn giúp tăng bào mòn và tống xuất sỏi ra khỏi đường mật. Lợi thế nổi trội của 8 thảo dược kể trên còn được chứng minh là có khả năng thiết lập và điều chỉnh rối loạn hoạt động của hệ thống gan mật liên quan đến cơ địa, nhờ đó mà phòng ngừa tái phát sỏi hiệu quả.

Các loại thuốc cải thiện triệu chứng/biến chứng

- Kháng sinh uống và thuốc giảm đau: Giúp giảm triệu chứng sỏi mật, hỗ trợ điều trị viêm túi mật, viêm đường mật… do sỏi.

- Thuốc giảm đau tĩnh mạch: Dành cho trường hợp bị đau nặng ở mạn sườn phải, không đáp ứng với thuốc giảm đau đường uống.

- Kháng sinh đường tĩnh mạch: Được sử dụng nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt, lượng tế bào bạch cầu tăng) hoặc trường hợp không có dấu hiệu nhiễm trùng nhưng bệnh trạng không cải thiện sau 24h.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của bác sỹ. Đồng thời kết hợp với một chế độ ăn ít chất béo, tăng cường luyện tập thể dục và duy trì cân nặng ổn định để nâng cao hiệu quả điều trị.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

http://www.nytimes.com/health/guides/disease/gallstones/treatment.html  
http://livehealthy.chron.com/drugs-dissolve-gallstones-1022.html  
https://www.drugs.com/cdi/actigall.html  
https://www.drugs.com/cdi/chenodiol.html
 
BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận