Sỏi mật hình thành từ các chất bên trong dịch mật, thường là cholesterol, chúng tích tụ thành khối cứng. Sỏi mật có thể làm cản trở dòng chảy của dịch mật, gây nên cơn đau bụng mật sau bữa ăn giàu chất béo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có triệu chứng đau khi mắc sỏi mật. Những viên sỏi “im lặng” này không gây đau và thường dễ bị bỏ sót. Chỉ có một phần năm người bị sỏi mật có triệu chứng đau và cần phải điều trị, thường là phẫu thuật cắt túi mật. Một chế độ ăn uống khoa học với cách lựa chọn thực phẩm hợp lý có thể giúp bạn hạn chế được những cơn đau do sỏi.

Chế độ ăn cho người bệnh sỏi mật

Thay đổi chế độ ăn không chữa được bệnh nếu bạn đã mắc sỏi mật nhưng chúng có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Chế độ ăn uống khoa học cũng có thể làm giảm nguy cơ sỏi mật “im lặng” gây triệu chứng và ngăn ngừa sỏi hình thành thêm. Hãy bắt đầu thực hiện một chế độ ăn khoa học với những gợi ý sau:

Giảm chất béo bão hòa và cholesterol

Ăn nhiều chất béo nhất là chất béo bão hòa làm tăng áp lực cho túi mật, gây nên những cơn đau bụng mật. Thực phẩm giàu cholesterol mà người bệnh sỏi mật nên tránh hoặc ăn ít bao gồm: lòng đỏ trứng, tôm, thịt bò, da và nội tạng động vật.

Thay thế bằng các chất béo không bão hòa (chất béo thực vật) như dầu oliu, dầu lạc, trái bơ, hạnh nhân, quả bồ đào, đậu phộng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong mật, đây là những chất béo tốt cho cơ thể.

Han-che-thuc-an-giau-cholesterol-va-chat-beo-dong-vat-khi-bi-soi-mat

Hạn chế thức ăn giàu cholesterol và chất béo động vật khi bị sỏi mật

Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn hàng ngày

Chất xơ trong chế độ ăn giúp chống lại bênh sỏi mật bằng cách gắn với cholesterol trong thức ăn và mât trong ruột, làm cho chúng bị loại bỏ ra khỏi cơ thể

Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bệnh sỏi mật gồm: các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…)

Không nên ăn quá nhiều tinh bột

Chế độ ăn quá nhiều tinh bột làm tăng lượng glucose trong cơ thể. Khi đường huyết tăng cao vượt quá nhu cầu của cơ thể, nó sẽ được Insulin chuyển hóa thành glycogen dự trữ tại gan. Khi gan bão hòa glycogen, glucose được dùng thay thế để tạo ra các acid béo, giải phóng vào máu. Vì vậy, ăn nhiều tinh bột làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa lipid, gan nhiễm mỡ và bệnh sỏi mật.

Người bệnh sỏi mật nên hạn chế thêm đường vào khẩu phần ăn hàng ngày, dùng các đồ uống như nước trái cây ít đường, trà, sữa ít béo, nước ép rau quả. Ăn các loại ngũ cốc không chứa nhiều hơn 6 gram đường cho mỗi khẩu phần vào bữa sáng.

Chọn loại thực phẩm chứa tinh bột như gạo nâu, gạo lứt, mì ống nguyên hạt, các loại ngũ cốc nguyên cám, yến mạch,… những thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ hơn ngũ cốc tinh chế, giảm hấp thu đường.

Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây sỏi mật. Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự hình thành sỏi.

Những người béo phì nếu muốn giảm cân nên thực hiện chế độ giảm cân từ từ. Giảm cân quá nhanh (hơn 3 pound - tương đương với 1,5 kg mỗi tuần) làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật do làm tăng cholesterol trong mật.

Chế độ ăn cân bằng cho việc giảm cân bền vững gồm: tăng cường chất xơ trong rau củ quả, hạn chế chất béo, chia nhỏ bữa ăn, ăn ít một có thể làm giảm các cơn co thắt túi mật, giảm cơn đau do sỏi di chuyển.

Bổ sung vitamin C

Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật và những cơn đau do sỏi. Thực phẩm giàu vitamin C nên có trong bữa ăn của bạn gồm: cam, bưởi, kiwi, dưa hấu, xoài, bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, cải bắp.

Vitamin-C-tu-trai-cay-giup-han-che-nguy-co-mac-soi-mat

Vitamin C từ trái cây giúp hạn chế nguy cơ mắc sỏi mật

Khoáng chất thiết yếu canxi và magie

Tương tự như chất xơ, trong cơ thể canxi và magie giảm hấp thu cholesterol ở ruột, từ đó giúp giảm nồng độ cholesterol. Đây là những khoáng chất rất cần thiết trong chế độ ăn cho người bệnh sỏi mật.

Các thực phẩm giàu canxi gồm sữa, sữa chua, phô mai, các loại đậu, cá hồi có xương. Tuy nhiên không nên dùng các loại sữa béo, sữa nguyên kem vì chúng chứa nhiều cholesterol

Nguồn magie trong thực phẩm bao gồm các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu thận, đậu nành,…), rau mồng tơi, hạnh nhân, hạt điều, sữa chua, mầm lúa mì.

Ăn uống khoa học không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe mà còn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh, kể cả bệnh sỏi mật. Hy vọng, bạn đọc có thể tìm được những thông tin hữu ích trong bài viết.

Ban biên tập sức khỏe Đông Tây
   Tham khảo: http://www.theglobeandmail.com/life/health-and-fitness/avoid-painful-gallstones-by-changing-your-diet/article535808/

                                                                                           

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận