Bệnh Parkinson là một dạng thoái hóa thần kinh tiến triển, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, các triệu chứng có thể phát triển một cách nhanh chóng và khiến người bệnh mất khả năng vận động.

Run, chậm vận động, co cứng cơ và thay đổi dáng đi là bốn triệu chứng chính làm căn cứ để chẩn đoán bệnh Parkinson. Nhưng nó có thể gây ra nhiều triệu chứng rối loạn không thuộc về vận động, với mức độ ảnh hưởng tới mỗi người là không giống nhau và khó dự đoán trước được thứ tự xuất hiện. Đôi khi mất khả năng nhận biết mùi hay run chân tay khi nghỉ là xuất hiện trong giai đoạn sớm của bệnh ở người này nhưng cũng có thể cảnh báo Parkinson đã tới giai đoạn cuối ở người khác. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều trải qua 5 giai đoạn rõ rệt sau đây.

Các triệu chứng Parkinson phát triển nặng lên theo thời gian

Sự tiến triển của bệnh Parkinson theo thời gian kéo theo sự thay đổi về thuốc và các phương pháp điều trị khác. Đó là lý do người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ dưới sự giúp đỡ của chuyên gia y tế.

Bởi có tính chất tiến triển, nên các triệu chứng của bệnh Parkinson thường trở nên tồi tệ hơn, kết hợp với các triệu chứng mới, hay gây ra các biến chứng ở những giai đoạn sau của bệnh. Những rối loạn vận động cùng với sự suy giảm về nhận thức, trí nhớ đã khiến cho khả năng độc lập của người bệnh bị giảm đi và gần như phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.


Triệu chứng của bệnh Parkinson nặng dần theo thời gian

Triệu chứng của bệnh Parkinson nặng dần theo thời gian

Bên cạnh các rối loạn về vận động, các triệu chứng không liên quan đến vận động  như khó ngủ, trầm cảm, lo âu, đổ nhiều mồ hôi, khó nuốt, các vấn đề về trí nhớ, bàng quang và tiêu hóa… cũng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các triệu chứng này đa phần không được điều trị vì người bệnh và gia đình của họ cho rằng chúng không liên quan đến Parkinson.

Người bệnh Parkinson trong nhiều năm thường phải dùng thuốc với liều lượng cao hơn và đa dạng hơn về chủng loại, vì vậy họ sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ hơn, cũng như khó khăn trong việc sử dụng thuốc đúng chỉ định, dẫn đến quên uống thuốc, bỏ thuốc.
 

5 giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson
-    Giai đoạn 1: Người bệnh có các triệu chứng không rõ nét, chẳng hạn như run nhẹ kiểu lắc vẫy ở một bên tay hoặc chân khi nghỉ ngơi. Một số thay đổi khác bao gồm tư thế hơi khom người về phía trước và nét mặt nghiêm nghị.
-    Giai đoạn 2: Các triệu chứng xảy ra đối xứng, khi run xuất hiện ở cả hai bên cơ thể. Người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, thăng bằng hoặc thực hiện các hoạt động thường ngày.
-    Giai đoạn 3: Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh mất khả năng đi hoặc đứng thẳng lưng, tình trạng chậm vận động cũng bắt đầu xuất hiện.
-    Giai đoạn 4: Người bệnh có thể đi bộ nhưng rất hạn chế do bị co cứng và chậm vận động. Triệu chứng run có thể giảm bớt hoặc mất đi không rõ lý do. Các hoạt động thường ngày phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
-    Giai đoạn 5: Người bệnh mất khả năng tự chăm sóc và không còn khả năng đi đứng, việc di chuyển phải cần tới xe lăn. Đây là giai đoạn cuối của bệnh.

 

 

 

Cách sống chung với bệnh Parkinson

Cho tới nay, Parkinson vẫn là một căn bệnh không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, những tiến bộ không ngừng của nền y học đã giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson. Thậm chí, nhiều người vẫn có một cuộc sống năng động và đầy ý nghĩa dù phải thường xuyên đối mặt với những triệu chứng của căn bệnh gây rối loạn vận động.

Điều quan trọng là cần phát hiện sớm bệnh và điều trị đúng chỉ định của bác sỹ. Để chung sống hòa bình với bệnh Parkinson, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về nó cũng như cập nhật các thông tin mới nhất về các phương pháp điều trị. Cần hiểu được làm thế nào căn bệnh này ảnh hưởng ít nhất tới cuộc sống của bạn và làm thế nào để quên nó đi.

Nguoi-benh-Parkinson-can-su-ho-tro-cua-gia-dinh-trong-giai-doan-sau-cua-benh

Người bệnh Parkinson cần sự hỗ trợ của gia đình trong giai đoạn sau của bệnh

Những cách làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson

Mặc dù việc đối mặt với bệnh Parkinson là điều không dễ dàng, nhưng bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, nhân viên y tế, và đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả sau đây:

- Thư giãn tâm lý: Stress là thủ phạm đẩy nhanh tốc độ thoái hóa và lão hóa tế bào thần kinh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, chính vì vậy, người bệnh Parkinson hãy nghe nhạc, trò chuyện với người thân, bạn bè hoặc tham gia các diễn đàn, hội nhóm dành riêng cho người bị Parkinson để trao đổi những thông tin bổ ích và chia sẻ những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.

- Tập vật lý trị liệu, châm cứu: Có thể góp phần giảm run và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson. Hiện nay tại nhiều bệnh viện có mở các lớp hướng dẫn tập vật lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, tạo cơ hội cho người bệnh Parkinson lấy lại sự chủ động trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày,  bạn có thể đăng ký các lớp này cho người bệnh. Châm cứu cũng là một cách giúp bệnh nhân Parkinson hoạt động dễ dàng hơn, tuy nhiên bạn nên đến các bệnh viện châm cứu có uy tín.

- Sử dụng hoạt chất sinh học từ thảo dược thiên nhiên: Nghiên cứu tổng hợp của Đại học Hồng Kông cho thấy hoạt chất Rhynchophylline, Isorhynchophylline trong thảo dược Câu đằng và Gastrodin trong Thiên ma có tác dụng tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh, bảo vệ và chống lại tình trạng thoái hóa thần kinh, đặc biệt là các tế bào tiết dopamin – có vai trò quan trọng trong bệnh Parkinson (sự thiếu hụt dopamin là nguyên nhân gây bệnh Parkinson). Nghiên cứu khác của Đại học Miyazaki – Nhật Bản và Đại học Đài Loan còn cho thấy rằng Câu đằng có khả năng ức chế men phân giải dopamin, vì vậy, nó giúp gián tiếp làm gia tăng lượng dopamin nội sinh. Vì vậy, sự kết hợp 2 thảo dược này để hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm run, làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện chức năng vận động cho người bệnh Parkinson.

Mặc dù bệnh Parkinson tiến triển nặng dần theo thời gian, nhưng bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình suốt đời với nó bằng cách dùng đầy đủ các thuốc điều trị, kết hợp các biện pháp không dùng thuốc, giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên, và luôn lạc quan trong cuộc sống.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:
http://www.parkinsons.org.uk/content/how-does-parkinsons-progress
http://www.webmd.com/parkinsons-disease/guide/parkinsons-stages
BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận