Tính tới thời điểm hiện tại, câu hỏi bệnh Parkinson có chữa được không vẫn là câu hỏi khiến các nhà khoa học đau đầu. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này!

Parkinson - Căn bệnh nguy hiểm âm thầm tiến triển

Bệnh Parkinson xảy ra do các tế bào sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamine thoái hóa và chết đi, gây thiếu hụt dopamin trong não và làm mất điều hòa, kiểm soát các hoạt động của cơ thể. Vì thế mà người bệnh Parkinson thường có 3 triệu chứng điển hình là run, cứng cơ và chậm chạp vận động. Parkinson sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian, đặc biệt ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể sẽ liệt hoàn toàn, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người thân xung quanh.

Bệnh Parkinson có chữa được không là mối quan tâm của rất nhiều người

Bệnh Parkinson có chữa được không là mối quan tâm của rất nhiều người

Bệnh Parkinson có chữa được không? 

Việc không tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh khiến Parkinson chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng bạn đừng quá lo, bởi các phương pháp chữa trị hiện có như sử dụng thuốc điều trị Parkinson, tiêm botox, vật lý trị liệu có thể kiểm soát tối đa các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật kích não sâu, phương pháp này có thể cải thiện 60 - 70% triệu chứng và phục hồi khả năng vận động của cơ thể.

Hơn nữa, các nhà khoa học tại các nước tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ… đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm giải mã nguyên nhân gây bệnh và tìm kiếm các giải pháp chữa trị mới như liệu pháp gen, tế bào gốc, các công thức thuốc mới. Vì vậy, hãy tin rằng trong tương lai chỉ ít lâu thôi có thể sẽ có phương pháp để chữa khỏi bệnh Parkinson hoàn toàn. 

Các nhà khoa học Nhật Bản đang nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc để điều trị Parkinson

Các nhà khoa học Nhật Bản đang nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc để điều trị Parkinson

Cách điều trị Parkinson hiệu quả toàn diện

Để đạt được mục tiêu sống khỏe, sống lâu với bệnh Parkinson, nhiều chuyên gia khuyên rằng, người bệnh cần phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp từ việc sử dụng thuốc điều trị, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học cho đến việc sử dụng các liệu pháp hỗ trợ từ y học cổ truyền.

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thuốc tây là phương án điều trị Parkinson tối ưu nhất hiện nay, các nhóm thuốc phổ biến nhất là: 

  • Liệu pháp thay thế dopamine: Madopar, Sinemet, Stalevo, Syndopa…
  • Chất chủ vận dopamine: Sifrol, Mirapex, Requip, Kynmobi…
  • Ức chế men chuyển COMT: Tasmar, Comtan, Ongentys… 
  • Thuốc kháng cholinergic: Artane, Trihex, Kemadrin…

Lưu ý, đặc điểm chung của thuốc thần kinh Parkinson là sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn của như: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, hoặc nặng hơn là rối loạn vận động, ảo giác thậm chí trầm cảm… Vì vậy, bạn hãy nhớ sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ, tái khám định kỳ và không tự ý bỏ thuốc hay tăng liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.


Ongentys - thuốc Parkinson mới cho người bệnh Parkinson đáp ứng kém với Levodopa

Vật lý trị liệu

Bài tập vật lý trị liệu giúp tăng khả năng hoạt động của các cơ khớp và khắc phục tình trạng cứng đờ thường gặp trong bệnh Parkinson. Bạn có thể đến các bệnh viện phục hồi chức năng hoặc khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện lớn để được hướng dẫn và luyện tập một cách cụ thể.

Ăn uống, tập luyện khoa học, điều độ

Người bệnh Parkinson nên ăn nhiều rau xanh hoa quả

Người bệnh Parkinson nên ăn nhiều rau xanh hoa quả

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bị Parkinson nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu levodopa tự nhiên như đậu tằm, tăng cường rau xanh, hoa quả, ăn nhiều cá và hạn chế rượu, bia, các chất kích thích.

Bên cạnh chế dinh dưỡng khoa học thì mỗi ngày bạn nên dành tối thiểu 30 phút để tập uốn ngón tay, luyện bóp bóng cao su mềm, đi bộ, tập dưỡng sinh sẽ giúp các cơ bắp dẻo dai, linh hoạt, tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp giảm run, giảm sự co cứng cơ khớp và phục hồi vận động.

Tâm lý trị liệu

Trầm cảm, lo lắng, khó ngủ, mất ngủ hàng đêm… là những ảnh hưởng của bệnh Parkinson đến sức khỏe của bạn. Hàng ngày, bạn nên tập thêm thiền, yoga, tập hít sâu thở chậm hoặc nghe nhạc, hãy tích cực trò chuyện hơn với bạn bè và làm bất kỳ công việc nào mà bạn yêu thích. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến tư vấn bởi một bác sĩ tâm lý để giải quyết giúp bạn những băn khoăn trong lòng, nhờ đó sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.

Liệu pháp hỗ trợ từ thảo dược

Theo chuyên gia, các triệu chứng và khả năng vận động của người bệnh Parkinson sẽ được cải thiện khi bổ sung tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh. Điều này không chỉ làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa mà còn giúp các tế bào thần kinh kết nối với nhau chính xác hơn, từ đó giảm hiện tượng run giật tay chân và co cứng cơ.

Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm run hiệu quả

Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm run hiệu quả

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, 2 thảo dược truyền thống là Thiên ma, Câu đằng có chứa các hoạt chất sinh học thiên nhiên tương tự như tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp tăng cường nuôi dưỡng, ngăn ngừa quá trình lão hóa, thoái hóa của não bộ. Hơn nữa, sự kết hợp của 2 thảo dược này còn tạo nên tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp làm giảm các triệu chứng run, co cứng, đồng thời giúp người bệnh Parkinson ngủ sâu giấc hơn, tăng cường trí nhớ và nâng cao sức khỏe toàn trạng.

Bệnh parkinson có chữa được không? Câu trả lời là chưa, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi chúng tôi tin rằng, chỉ cần bạn kết hợp tốt các phương pháp mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì chắc chắn Parkinson sẽ không phải là rào cản ngăn bạn đến cuộc sống mạnh khỏe ngay cả khi mắc bệnh.

Nguồn: https://www.parkinsons.org.uk/research/when-will-there-be-cure-parkinsons

 

 

BTV Lan Anh

Bình luận