Khi được chẩn đoán mắc bệnh, nhiều người lo lắng không biết bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ. Các chuyên gia khẳng định bệnh tiểu đường được coi là một bệnh nặng hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi. Các biến chứng của tiểu đường có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hóa giải những nguy hiểm này nếu luyện tập thường xuyên, ăn uống hợp lý, sử dụng thuốc và các sản phẩm thảo dược hạ đường huyết.

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao. Ở người bình thường, khi lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy của cơ thể sản xuất ra một loại hormon có tên là insulin với tác dụng vận chuyển đường vào tế bào sinh năng lượng. Tuy nhiên ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, lượng hormon này không được sản xuất đủ hoặc cơ thể sử dụng kém hiệu quả dẫn đến đường huyết tăng cao. 

Luong-duong-tang-cao-lau-ngay-trong-mau-co-the-dan-toi-nhieu-bien-chung-nguy-hiem

Lượng đường tăng cao lâu ngày trong máu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Vì sao tiểu đường tuýp 2 được coi là bệnh nặng?

Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: “Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tim mạch, và cũng là nguyên nhân dẫn đến mù lòa trên toàn thế giới. Mỗi một giây qua đi trên thế giới thì một  người mất đi tầm nhìn do đái tháo đường và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chạy thận ở các nước đang phát triển, cũng như cắt cụt chi không phải do tai nạn. Đó đều là những con số biết nói và có thể nói đái tháo đường đúng là một đại dịch đang hoành hành ở các nước đang phát triển.”

Dưới đây là 3 lý do chứng minh bệnh tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh nguy hiểm

Tiểu đường tuýp 2 gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, khi lượng đường trong máu cao hơn ngưỡng bình thường về lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Dưới đây là 6 biến chứng thường gặp:

Hạ đường huyết

Xảy ra khi lượng đường trong máu xuống thấp do sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết, bỏ bữa hay tập thể dục quá mức. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng… Hạ đường huyết đột ngột nếu không có cách xử trí kịp thời có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Thường xảy ra ở tiểu đường tuýp  2, do đường huyết tăng cao bất thường gây mất nước trong cơ thể. Biến chứng này diễn ra nhanh và đột ngột.

Biến chứng tim mạch

Là biến chứng hay gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở người bị bệnh nhân tiểu đường. Sự xuất hiện mảng xơ vữa trong ở lòng mạch người bệnh tiểu đường gây hẹp và làm giảm lượng máu nuôi tim, dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ…

Suy thận

Tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở người lớn. Hệ thống mạch máu thận bị tổn thương do đường huyết cao làm giảm chức năng của thận dẫn tới suy thận thậm chí là chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Biến chứng trên mắt

Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa.

Biến chứng thần kinh

60 – 70% người bệnh tiểu đường tuýp 2 có biến chứng thần kinh. Đường huyết cao gây tổn thương và giảm dẫn truyền thần kinh. Người bệnh cảm thấy tê bì chân tay, châm chít chân tay, bỏng rát… nặng hơn có thể dẫn tới đau đớn dai dẳng, dai dẳng gây suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống.

Loét bàn chân có thể dẫn đến cắt cụt chi

Lượng đường trong máu cao làm chít hẹp hệ thống mạch đến nuôi dưỡng các chi hẹp, kết hợp với mất cảm giác đau do tổn thương thần kinh khiến các vết thương ở người tiểu đường tuýp 2 chậm lành. Do thuốc khó đến được vị trí tổn thương, khi vết thương trở nặng, người bệnh có thể phải cắt cụt chi.

Chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh

Theo các chuyên gia đầu ngành, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn bệnh tiểu đường tuýp 2. Các phương pháp như sử dụng thuốc tây hay tập luyện,  ăn uống hợp lý chỉ có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu ngừng sử dụng thuốc, luyên tập hay ăn quá nhiều chất đường bột, nỗi ám ảnh “đường huyết cao” sẽ quay trở lại với bạn.

Tiểu đường tuýp 2 "rút ngắn" tuổi thọ của người bệnh

Các biến chứng do tình trạng tăng đường huyết là thủ phạm cướp đi tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Theo một báo của Hiệp hội tiểu đường Anh vào năm 2010 cho thấy tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 2 bị rút ngắn đi 10 năm so với người bình thường.

Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Canada vào năm 2012 cho thấy tuổi thọ của phụ nữ bị tiểu đường giảm trung bình 6 nắm trong khi con số này ở đàn ông là 5 năm.

Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả để giảm nhẹ bệnh

Có nhiều cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả, giúp làm thuyên giảm căn bệnh này đồng thời phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm do đường huyết tăng cao.

Kiểm soát bệnh bằng thuốc tây

Các thuốc hạ đường huyết được các bác sĩ chỉ định giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bằng các cơ chế đã được chứng minh như: Kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giảm hấp thụ đường từ ruột, tăng nhạy cảm của tế bào với insulin… Các thuốc Tây y giúp hạ đường huyết nhanh ở người bệnh tiểu đường

Tuy nhiên bên cạnh công dụng giảm đường huyết nhanh, các thuốc Tây cũng có những mặt gây hại. Điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết trong thời gian kéo dài sẽ gây hiện tượng “nhờn thuốc” ở người sử dụng. Hiện tượng “nhờn thuốc” có nghĩa là người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ phải sử dụng liều cao hơn để đạt cùng một hiệu quả điều trị song song với điều này là tác dụng phụ của thuốc cũng sẽ tăng lên.

Các thuốc tây cũng không phải là “thần dược” có thể điều trị cho tất cả người bệnh tiểu đường tuýp 2. Một số người bệnh sử dụng các thuốc hạ đường huyết mà lượng đường trong máu vẫn luôn trong tình trạng cao. Chính vì vậy, họ cần một giải pháp tổng thể mới giúp ổn định đường huyết hiệu quả hơn.

Giảm nhẹ bệnh bằng đông y

“Hạ đường huyết bằng đông y” đang là giải pháp mà nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 đang tìm đến, đặc biệt là đối với những người sử dụng thuốc Tây mà không thấy hiệu quả. Các sản phẩm hạ đường huyết từ thảo dược giúp người bệnh hạ đường huyết về mức an toàn, đồng thời làm phòng tránh các tác dụng phụ do giảm hiện tượng “nhờn thuốc” khi sử dụng cùng với các thuốc hạ đường huyết.

Được bào chế từ Tinh Chất Lá Xoài cùng với các dược liệu khác như Hoàng bá, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Tpbvsk Glutex – thành quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh sử dụng các thuốc Đông – Tây y, ăn uống hợp lý và rèn luyện cơ thể cũng đóng vai trò không thể thiếu trong quá điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn uống thuốc đầy đủ, đúng giờ nhưng lại không kiểm soát được khẩu phần ăn hằng ngày thì đường huyết bạn vẫn sẽ luôn luôn cao.

Ăn nhiều rau xanh giúp người tiểu đường tuýp 2 kiểm soát đường huyết hiệu quả

Ăn nhiều rau xanh giúp người tiểu đường tuýp 2 kiểm soát đường huyết hiệu quả

Chế độ tập luyện

Rèn luyện cơ thể thường xuyên mang lại cho người bệnh tiểu đường vô số lợi ích khác nhau: Nâng cao sức khỏe, thể trạng; giúp tế bào và cơ sử dụng insulin hiệu quả hơn từ đó làm giảm lượng đường trong máu; đốt cháy lượng mỡ dư thừa; phòng tránh các biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Tất cả lợi ích về sức khỏe trên sẽ là của bạn nếu bạn nỗ lực “nắm lấy” nó. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc luyện tập bằng các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga… Tập luyện thường xuyên 5 lần mỗi tuần sẽ cải thiện tốt tình trạng đường huyết của người bệnh. Ngược lại, nếu bạn bỏ luyện tập hay không luyện tập thường xuyên, đường huyết vẫn sẽ cao dù bạn đã tuân thủ dùng thuốc hay ăn uống hợp lý.

Thói quen sinh hoạt

Căng thẳng trong công việc, uống nhiều rượu bia hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh… đều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng đường huyết của bạn. Tránh xa các thói quen xấu cũng là một các hiệu quả giúp bạn kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bệnh tuýp 2 hay ai có người thân bị mắc căn bệnh này:

✓ Ngừng hút thuốc nếu bạn đang bị tiểu đường: Thuốc lá là nguyên nhân thúc đẩy biến chứng tim mạch nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

✓ Hạn chế đồ uống có cồn: Một số đồ uống có cồn như soda có thể làm tăng nhanh đường huyết của bạn. Tuyệt đối không nên uống bia rượu khi sử dụng thuốc vì hạ đường huyết có thể xảy ra nếu bạn sử dụng chúng cùng nhau

✓ Giải tỏa căng thẳng: Nếu bạn đang trải qua khoảng thời gian căng thẳng trong cuộc sống hay công việc, hãy dành một chút thời gian để thư giãn bằng cách hít thở sâu hay ngồi thiền. Điều này sẽ tốt hơn cho đường huyết của bạn vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết

✓ Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ quá ngắn (dưới 6h) hay quá dài (hơn 9h) mỗi đêm đều có ảnh hưởng xấu đến đường huyết của bạn. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ngủ đủ 7 – 9h mỗi ngày.

Qua bài viết của chúng tôi, hy vọng các bạn đọc nhận thức được sự nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy tiểu đường tuýp 2 là một bệnh năng tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sống khỏe và kéo dài tuổi thọ sử dụng các phương pháp trên.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tài liệu:

https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/symptoms/dangers-of-diabetes/

https://www.sharecare.com/health/type-2-diabetes/how-serious-type-2-diabetes

https://www.verywellhealth.com/diabetes-complications-hidden-dangers-of-diabetes-1087631

https://www.webmd.com/diabetes/type-2-diabetes-treatments

BTV Lan Anh

Glutex hỗ trợ chuyển hóa đường và cải thiện chỉ số đường huyết

Bình luận