Không ai biết chính xác người bệnh hở van tim sống được bao lâu. Nhưng có 1 điều chắc chắn, điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ, tăng chất lượng cuộc sống, ngay cả khi biến chứng xảy ra hay van tim đã bị thay thế.

Người bệnh hở van tim có thể sống được bao lâu?

Tuổi thọ của một người bị hở van tim phụ thuộc vào loại van bị hở, mức độ hở, tuổi tác, khả năng đáp ứng với thuốc điều trị và các bệnh lý mắc kèm. Nếu van hở nhiều, hư hỏng nặng hoặc người bệnh có thêm vấn đề về tim khác, nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ cao và thời gian sống bị giảm. Người bệnh bị hở van động mạch chủ thường dễ gặp biến chứng hơn hở van 2 lá, ba lá, van động mạch phổi, đặc biệt nếu đối tượng là người cao tuổi.

Nói chung, không ai biết chính xác người bệnh hở van tim sống được bao lâu, 50, 70 hay 90 năm. Nhưng có một điều chắc chắn, điều trị đúng cách có thể giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ, tăng chất lượng cuộc sống, ngay cả khi biến chứng xảy ra hay van tim đã bị thay thế.

Hở van tim rút ngắn tuổi thọ như thế nào?

Khi bạn bị hở van tim, tuổi thọ của bạn sẽ âm thầm bị rút ngắn. Bởi lẽ hở van khiến tim giảm hoạt động và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, hay gặp nhất là suy tim, rối loạn nhịp tim, huyết khối và viêm nội tâm mạc.

Bình thường, hệ thống van tim (van 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi) giúp máu lưu thông ra vào tim theo 1 chiều nhất định. Nhưng khi van tim bị hở, một lượng máu sẽ bị trào ngược trở lại buồng tim trong mỗi lần co bóp. Tim buộc phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp. Quá trình này sẽ vắt kiệt trái tim của bạn, hậu quả cuối cùng là gây suy tim.

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng cũng là một biến chứng nguy hiểm khác, dễ khiến van tim bị hỏng và khiến người bệnh tử vong. Biến chứng này do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài (thường là qua đường răng miệng) gây nên.

Ngoài ra, hở van còn có thể phá vỡ mạng lưới điện tim, khiến tim đập bất thường. Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất xuất phát từ hở van và thường kéo theo nguy cơ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch.

Biến chứng hở van tim ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Những cách để sống khỏe mạnh khi bị hở van tim

Chìa khóa giúp bạn sống khỏe với hở van tim là phải bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng tim mạch trong tương lai, ngay cả khi van của bạn đã được sửa chữa hoặc thay thế. Dưới đây là một số cách để bạn luôn khỏe mạnh:

Tự nhận biết khi nào hở van tim trở nên trầm trọng

Nhận biết sớm các dấu hiệu hở van tim trở nặng giúp bạn kịp thời xử trí và điều trị hiệu quả hơn. Nếu bạn đang bị hở van tim và có các dấu hiệu cảnh báo dưới đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

- Mệt mỏi nhiều hơn: khi mức độ hở van tăng, tim không thể bơm máu đủ đi nuôi các cơ quan. Bạn sẽ thấy thường xuyên mệt mỏi, thậm chí có thể choáng ngất khi làm việc gắng sức.

- Khó thở, nhất là khi nằm xuống.

- Cảm nhận được các cơn nhịp nhanh, đánh trống ngực.

Dùng thuốc đều đặn để ngăn bệnh tiến triển

Thuốc điều trị sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng do hở van tim gây ra và giảm tốc độ tiến triển của bệnh. Một số loại thuốc có thể được tạm dừng sau khi bạn thay van, một số cần duy trì suốt đời.

Các thuốc bạn có thể được kê đơn bao gồm:

Nhóm thuốc

Tác dụng

 Thuốc lợi tiểu

 Giảm phù tại chi và các cơ quan

 Thuốc chống loạn nhịp

 Kiểm soát nhịp tim

 Thuốc giãn mạch

 Giảm gánh nặng lên tim, tăng tuần hoàn máu

 Thuốc ức chế ACE

 Giảm huyết và điều trị suy tim

 Thuốc chẹn beta

 Giảm huyết áp, giảm gánh nặng lên tim

 Thuốc chống đông máu 

 Hạn chế hình thành cục máu đông, thường dùng sau thay van 

Điều bạn cần làm là hỏi rõ bác sĩ cách dùng, thời gian sử dụng và tuân thủ đúng.

Phẫu thuật thay van tim trong trường hợp nặng

Phẫu thuật là cách duy nhất để sửa chữa van tim bị hở. Điều này thường được thực hiện thông qua 1 vết cắt ở ngực. Tuy nhiên, cách can thiệp này đang dần được thay thế bằng phẫu thuật ít xâm lấn, để giảm nguy cơ nhiễm trùng, mất máu, đau và tăng tốc độ phục hồi cho người bệnh.

Có hai loại can thiệp phẫu thuật van tim là sửa chữa van và thay van. Sửa chữa sẽ được ưu tiên trước vì thủ thuật này không khiến bệnh nhân phải dùng thuốc chống đông suốt đời. Nhưng không phải khi nào sửa chữa cũng có thể thực hiện. Nhiều trường hợp, van tim bị hư hỏng quá nặng, buộc phải thay bằng van nhân tạo. Rất may là tỷ lệ thành công của cả hai thủ thuật này đều rất cao.

Xem thêm: Hở van tim khi nào cần phẫu thuật thay van tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Tpbvsk) Ích Tâm Khang giúp tăng cường sức khỏe trái tim

Bên cạnh thuốc điều trị hay phẫu thuật, sử dụng thêm Tpbvsk Ích Tâm Khang cũng là một giải pháp để giúp cải thiện bệnh hơn. Hiệu quả của Tpbvsk Ích Tâm Khang cũng đã được chứng minh lâm sàng và được đăng tải trên tạp chí quốc tế năm 2014, cho thấy người bệnh giảm được các triệu chứng khó thở, đau ngực, phù,…

Tránh nhiễm khuẩn viêm nội tâm mạc

Biến chứng viêm nội tâm mạc ở người hở van tim phần lớn đến từ các bệnh lý răng miệng. Do đó, bạn cần đảm bảo chăm sóc chúng thật tốt và đặt lịch khám nha khoa định kỳ. Nếu có các triệu chứng nhiễm trùng (sốt, đau nhức toàn thân, đau họng), hãy gọi cho bác sĩ.

Ngoài ra, bạn có thể sẽ cần uống thuốc kháng sinh trước khi thực hiện bất cứ thủ thuật nào gây chảy máu (lấy cao răng, nhổ răng, xét nghiệm máu, phẫu thuật ngoại khoa…) để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội tấn công van tim của bạn.

Tin rằng, nếu áp dụng sớm những giải pháp nêu trên, bạn sẽ không còn băn khoăn “hở van tim sống được bao lâu?” và có thể chung sống hòa bình cùng căn bệnh này.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn tham khảo:

http://mvpresource.com/is-a-leaky-heart-valve-serious/

https://www.medicinenet.com/heart_valve_disease/article.htm#living_with_valve_disease

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-regurgitation/diagnosis-treatment/drc-20350183

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận