Chúa ban cho người phụ nữ thiên chức cao cả là làm mẹ. Nhưng cuộc hành trình kéo dài 9 tháng 10 ngày đó không phải là cuộc hành trình trải đầy hoa hồng. Ngoài sự thay đổi về hình thể bên ngoài, tính cách… mẹ bầu sẽ có nguy cơ đối diện với những rủi ro khác,nghiêm trọng hơn. Một trong đó là bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn không cần quá căng thẳng nếu chẳng may bị tiểu đường thai kỳ. Bởi lẽ nếu được chăm sóc và điều trị tốt, thai nhi sẽ vẫn phát triển bình thường và chào đời khỏe mạnh.

Chúa ban cho người phụ nữ thiên chức cao cả là làm mẹ. Nhưng cuộc hành trình kéo dài 9 tháng 10 ngày đó không phải là cuộc hành trình trải đầy hoa hồng. Ngoài sự thay đổi về hình thể bên ngoài, tính cách… mẹ bầu sẽ có nguy cơ đối diện với những rủi ro khác,nghiêm trọng hơn. Một trong đó là bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn không cần quá căng thẳng nếu chẳng may bị tiểu đường thai kỳ. Bởi lẽ nếu được chăm sóc và điều trị tốt, thai nhi sẽ vẫn phát triển bình thường và chào đời khỏe mạnh.

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tốt đường huyết thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Kiểm soát đường huyết chính là chìa khóa để phòng ngừa các rủi ro khi mang thai. Điều này cũng đặc biệt quan trọng ngay cả khi bạn đã sinh con khỏe mạnh.

Chăm sóc phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần được chăm sóc và điều trị thông qua:

Những bữa ăn cân bằng

Chế độ ăn uống của phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ rất quan trọng, vừa cần đủ dưỡng chất cho mẹ và bé, vừa phải đảm bảo không làm tăng đường huyết. Nếu không thể tự mình thiết kế những bữa ăn cân bằng như vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Ít nhất, bạn cần biết được các thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế khi bị tiểu đường thai kỳ, các nhóm dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi, phạm vi tăng cân tốt cho mẹ và bé... Tuyệt đối không ăn kiêng trong khi mang thai chỉ vì bạn mắc tiểu đường!

Tốt nhất, mẹ bầu nên tránh thực phẩm dễ bị tăng đường huyết như bánh kẹo, sữa đặc, nước ngọt… hạn chế đồ béo nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ hòa tan (rau tầm tơi, cải bó xôi, khoai lang, đậu bắp…) và các loại ngũ cốc nguyên cám.

Tập thể dục thường xuyên

Boi-loi-tot-cho-phu-nu-mac-tieu-duong-thai-ky
Bơi lội tốt cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

Bà bầu nên tập thể dục mức độ vừa phải ít nhất 2,5 tiếng mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần. Tập thể dục khi mang thai giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, từ đó kiểm soát đường huyết ở mức mục tiêu. Các bài tập như bơi lội, đi bộ rất tốt cho phụ nữ mang thai. Bạn cũng có thể tham gia các lớp tập đặc biệt dành riêng cho bà bầu.

Kiểm tra lượng đường trong máu

Kiểm tra đường huyết tại nhà là một phần quan trọng trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Bà bầu cần đo đường huyết ít nhất 1 lần/ngày theo hướng dẫn của bác sỹ. Kiểm tra đường huyết không chỉ giúp theo dõi hiệu quả điều trị, mà còn giúp cho tâm trạng của bà bầu được thoải mái hơn vì đường huyết đang được kiểm soát tốt.

Theo dõi sự phát triển và sức khỏe của thai nhi

Theo dõi cử động của thai nhi thông qua đếm số lần em bé đạp trong bụng, bà bầu cần thông báo cho bác sỹ nếu thấy em bé đạp ít hơn bình thường.

Ngoài ra, siêu âm thai giúp theo dõi sự phát triển của em bé. Bên cạnh đó, kiểm tra sức khỏe của em bé bằng thử nghiệm nonstress test (theo dõi sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai) sẽ giúp phát hiện sớm bất thường của thai nhi.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ phải khám sức khỏe nhiều hơn so với bà bầu không mắc bệnh. Mỗi lần khám, bác sỹ sẽ đo huyết áp, đường huyết và xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo không có gì bất thường.

Uống thuốc trị tiểu đường thai kỳ và tiêm insulin

Nếu như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên không làm giảm được đường huyết, bà bầu cần uống thuốc điều trị tiểu đường hoặc tiêm insulin để đảm bảo căn bệnh này không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Chăm sóc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi chuyển dạ và sau khi sinh

Thời điểm chuyển dạ

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh thường. Trong trường hợp em bé quá lớn, bác sỹ sẽ kích thích chuyển dạ hoặc mổ lấy thai.

Trong thời gian chuyển dạ và sinh nở, bác sỹ sẽ theo dõi chặt chẽ đường huyết của người mẹ và nhịp tim thai. Nếu đường huyết quá cao, người mẹ có thể được tiêm một lượng nhỏ insulin vào tĩnh mạch. Ngược lại, nếu đường huyết hạ xuống mức quá thấp, bà bầu có thể được truyền dung dịch có chứa glucose. Đo nhịp tim thai giúp bác sỹ theo dõi được phản ứng của tim khi em bé cử động. Nếu phản ứng của tim không tốt, bác sỹ có thể chỉ định mổ lấy thai.

Sau khi sinh, mẹ và bé vẫn cần được theo dõi chặt chẽ. Trong vài giờ đầu tiên, người mẹ được kiểm tra đường huyết 1 lần/giờ. Đường huyết của người mẹ sẽ nhanh chóng trở lại mức trước khi mang thai (thường là vài giờ hoặc vài ngày sau sinh).

Nuoi-con-bang-sua-me-giup-giam-nguy-co-tieu-duong-cua-tre-khi-lon-len
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ tiểu đường của trẻ khi lớn lên

Sau khi sinh

Em bé cũng cần được đo đường huyết, nếu chỉ số này cao kể từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, cơ thể trẻ sẽ sản xuất thêm insulin trong vài giờ sau sinh. Quá nhiều insulin có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết. Lúc này, bé cần được cho uống nước đường hoặc tiêm glucose tĩnh mạch. Ngoài ra, bác sỹ có thể xét nghiệm máu của trẻ xem trẻ có bị thiếu calci, thừa bilirubin hay hồng cầu hay không.

Vì lợi ích sức khỏe của mẹ và bé, phụ nữ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 - 18 tháng đầu. Tiểu đường thai kỳ không ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí, cho con bú còn giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường của trẻ khi lớn lên và của chính bạn. Sữa cung cấp các kháng thể để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Đa số tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2 trong vòng 5 - 20 năm và mắc tiếp tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo.

Do đó, sau khi sinh bạn cần tiếp tục kiểm soát được đường huyết thông qua chế độ ăn, luyện tập thể dục và duy trì cân nặng phù hợp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất sinh học thiên nhiên có trong các thảo dược chẳng hạn như Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn có khả năng làm giảm đề kháng insulin - nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ và hồi phục chức năng tuyến tụy - nơi tiết insulin. Nhờ đó mà chúng giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo: http://www.webmd.com/baby/tc/gestational-diabetes-treatment-overview?page=2

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận