Rất nhiều người sau chẩn đoán lo lắng bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn. Bởi lẽ, mỗi giai đoạn có cách điều trị khác nhau. Nếu áp dụng sai, bệnh sẽ trở nặng nhanh chóng. Để tránh tiểu đường tiến triển đến giai đoạn cuối, người bệnh cần tìm hiểu đặc điểm của các giai đoạn tiểu đường và cách điều trị trong mỗi giai đoạn ra sao.

Những thông tin cần biết về bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao hơn bình thường. Bệnh có nhiều loại: type 1, type 2, type 3 và tiểu đường thai kỳ. Mỗi loại sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng, nhưng tựu chung đều xuất phát từ tình trạng tuyến tụy giảm sản xuất insulin hoặc insulin hoạt động kém hiệu quả (kháng insulin).

Cũng giống như nhiều căn bệnh mãn tính khác, đa số trường hợp bệnh tiểu đường tiến triển âm thầm trong nhiều năm từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn nặng. Nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu - tiền tiểu đường thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, người bệnh chưa cần dùng thuốc mà vẫn có nhiều cơ hội chữa khỏi. Nhưng thực tế, hơn 50% người tiểu đường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn - khi đã có dấu hiệu biến chứng. Nguy hiểm hơn, phần lớn trường hợp đều nghĩ rằng chỉ cần hạ đường huyết là đủ mà không biết ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau, mục tiêu điều trị sẽ khác nhau. Sai lầm này khiến các biến chứng ngày càng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.

Để sống khỏe và sống lâu với tiểu đường, bước đầu tiên cần hiểu rõ các giai đoạn tiến triển của bệnh và đặc điểm của mỗi giai đoạn này.

Hieu-ro-ve-tieu-duong-se-giup-ban-doi-pho-voi-benh-tot-hon

Hiểu rõ về tiểu đường sẽ giúp bạn đối phó với bệnh tốt hơn.

Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn? Đặc điểm mỗi giai đoạn

Ranh giới phân chia giai đoạn ở tiểu đường type 1 không rõ ràng. Tuy nhiên với tiểu đường type 2, bệnh có thể chia thành 4 giai đoạn bao gồm: tiểu đường giai đoạn đầu, tiểu đường tiến triển, tiểu đường khó kiểm soát và bệnh tiểu đường giai đoạn cuối.

Giai đoạn 1: Tiểu đường giai đoạn đầu

Tiểu đường giai đoạn đầu hay còn gọi tiền tiểu đường là giai đoạn lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến giới hạn chẩn đoán tiểu đường. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 - 5 năm. Nếu điều trị tốt, người bệnh có thể được chữa khỏi và không tiến triển thành tiểu đường type 2.

Mặc dù triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu khá mơ hồ, tuy nhiên nếu thấy những mảng da tối màu ở các vị trí nếp gấp như gáy, nách, cổ tay, cổ chân hoặc đột nhiên đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi hơn bình thường, người bệnh cần nhanh chóng đi xét nghiệm máu. Bởi lẽ đây là những dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường.

Đăng ký nhận cẩm nang sống khỏe với bệnh tiểu đường. Gọi ngay dược sĩ theo số bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất

ITK-219.png

Giai đoạn 2: Tiểu đường tiến triển

Trong giai đoạn này, cơ thể bắt đầu có hiện tượng không thể tự bù trừ được tình trạng kháng insulin, tuyến tụy bắt đầu giảm khả năng sản xuất insulin và hậu quả là đường huyết tăng cao trên giới hạn cho phép: đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l, sau ăn 2h ≥ 11.1 mmol/l, HbA1c ≥ 7%. Khi này, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường (thường xuyên thấy khát, đi tiểu nhiều, ăn nhiều, nhanh đói, sụt cân không rõ nguyên nhân, da khô ngứa, chân tay tê, mờ mắt, vết thương lâu lành…) và buộc phải dùng thuốc để điều trị.

An-nhieu-nhanh-doi-la-nhung-dau-hieu-canh-bao-tieu-duong-type-2

Ăn nhiều, nhanh đói là những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường type 2

Giai đoạn 3: Tiểu đường khó kiểm soát

Trong giai đoạn 3 của bệnh tiểu đường, tình trạng kháng insulin tăng cộng thêm tuyến tụy ngày càng suy kiệt khiến chỉ số đường huyết và HbA1c tăng cao. Người bệnh buộc phải dùng nhiều thuốc hạ đường huyết cùng lúc để điều trị, thậm chí nhiều trường hợp phải chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm mới có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

Đặc biệt trong giai đoạn này, các biến chứng tiểu đường trên mạch máu, thần kinh, mắt, bàn chân đã xuất hiện rõ rệt. Vì vậy, mục tiêu điều trị trong giai đoạn 3 không đơn thuần là hạ đường huyết mà phải hướng tới việc cải thiện biến chứng và phòng biến chứng tiến triển nặng.

Nếu bạn đang có các dấu hiệu: Tê bì châm chích, nóng rát tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, khô ngứa da… đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia để được tư vấn liệu trình cải thiện tốt nhất

ITK-219.png

Xem thêm:

Biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường và biến chứng trên hệ thần kinh

Giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường chính là khi các biến chứng trở nặng. Trong giai đoạn này, người bệnh phải đối mặt cùng lúc với nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, bao gồm:

Suy tim: Tình trạng xơ vữa động mạch do biến chứng mạch máu khiến tim phải co bóp nhiều hơn, lâu dài sẽ bị suy kiệt gây khó thở, mệt mỏi, ho, đau tức ngực, phù chân tay… thậm chí tử vong vì các cơn nhồi máu hay rung nhĩ đột ngột.

Suy thận: Đây cũng là biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối khá phổ biến. Lượng đường trong máu cao không chỉ phá hoại các mạch máu lớn nuôi tim mà còn gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ thống mạch máu nhỏ tại thận. Thận không có khả năng lọc máu sẽ khiến các chất độc hại bị tích tụ trong cơ thể, nhẹ gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nặng làm người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo mới duy trì được sức khỏe.

Liệt dạ dày: Nếu như trong giai đoạn 2, giai đoạn 3, biến chứng thần kinh chỉ khiến người bệnh thấy chân tay tê bì, nóng rát, rối loạn tiêu hóa thì ở giai đoạn 4, nhiều người bệnh gặp phải tình trạng liệt dạ dày khiến việc ăn uống cực kỳ khó khăn, thậm chí cần đặt ống dẫn thức ăn.

Loét bàn chân, xuất huyết võng mạc...

Cách làm chậm tiến triển bệnh, phòng tiểu đường giai đoạn cuối

Tùy vào giai đoạn phát triển bệnh, cách điều trị tiểu đường sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là những giải pháp làm chậm tiến triển của bệnh theo từng giai đoạn.

Giai đoạn tiền tiểu đường

Trong giai đoạn này thuốc không phải là phương pháp điều trị hàng đầu. Thay vào đó, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiền tiểu đường nên ăn các thực phẩm ít tinh bột, ít chất béo xấu và nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch…), cá, hải sản, thịt nạc... đồng thời luyện tập thể thao 30 - 45 phút mỗi ngày. Ngoài ra, nên ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và tránh dùng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.

Giai đoạn tiểu đường tiến triển

Giai đoạn tiểu đường tiến triển, người bệnh vẫn phải tiếp tục kiểm soát chế độ ăn như tiền tiểu đường kết hợp tuân thủ dùng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có điều kiện, người bệnh nên kiểm tra đường huyết tại nhà hàng ngày và ghi lại nhật ký theo dõi để đánh giá sơ bộ hiệu quả điều trị, từ đó kịp thời phối hợp với bác sĩ để điều chỉnh.

Xem thêm: Thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Người tiểu đường nên áp dụng quy tắc đĩa ăn trong tất cả các giai đoạn bệnh.

Người tiểu đường nên áp dụng quy tắc đĩa ăn trong tất cả các giai đoạn bệnh.

Giai đoạn tiểu đường khó kiểm soát

Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là kiểm soát biến chứng của bệnh và ổn định đường huyết. Do đó người bệnh nên hỏi kỹ bác sĩ khoảng đường huyết an toàn của mình là gì để theo dõi hàng ngày, đồng thời mỗi 3 tháng nên đi thăm khám lại để điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp thêm các thảo dược có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng như Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu. Đây cũng là một lựa chọn tốt để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ khi phải dùng nhiều loại thuốc Tây cùng lúc.

Để tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp thảo dược giúp phòng và cải thiện biến chứng, làm chậm tiến triển đến tiểu đường giai đoạn cuối, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia theo số:

ITK-219.png

Xem thêm: Bài thuốc nam phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường

Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường

Việc điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối khá khó khăn, đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và bác sĩ để làm sao kéo dài thời gian sống và tăng chất lượng sống cho người bệnh. Do giai đoạn này, hệ tiêu hóa của người bệnh đã bị ảnh hưởng nhiều nên các loại thức ăn dễ tiêu sẽ được ưu tiên. Nếu người bệnh có suy tim, suy thận, chế độ ăn sẽ phải giảm muối, giảm chất béo và kiểm soát nghiêm mặt lượng protein (chất đạm) ăn hàng ngày. Đặc biệt, gia đình cần động viên tinh thần cho người bệnh, giúp họ có thêm động lực điều trị và chống chọi với bệnh tật.

Bệnh tiểu đường tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, nguyên nhân và cách đối phó với bệnh trong từng giai đoạn, bạn vẫn có cơ hội chiến thắng và duy trì cuộc sống gần như bình thường.

Biên tập viên Đông Tây

Tham khảo:

https://www.sepalika.com/type-2-diabetes/symptoms-of-prediabetes/

https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/managing-diabetes/4-steps

https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/treatment/managing/ 

https://www.webmd.com/diabetes/type-2-diabetes-guide/stop-prediabetes-progression#1

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận