Ngoài phương pháp nội soi tán sỏi hoặc mổ lấy sỏi thì điều trị sỏi mật bằng thuốc Tây hay những bài thuốc trị sỏi mật từ Đông y cũng rất hữu hiệu. Tuy nhiên, khi nào nên dùng thuốc, khi nên nào phẫu thuật? Sau đây, các chuyên gia gan mật đầu ngành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lựa chọn trong điều trị sỏi mật.

 

Người bệnh cần tìm hiểu thông tin về các cách điều trị sỏi mật để áp dụng đúng

Người bệnh cần tìm hiểu thông tin về các cách điều trị sỏi mật để áp dụng đúng

Theo TS. BS Dương Xuân Nhương (Chủ nhiệm khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y 103), nhiều người bệnh không an lòng khi được khuyên nên chung sống hòa bình với sỏi mật bởi tâm lý có bệnh thì phải chữa. Tuy nhiên, khi sỏi mật chưa gây triệu chứng thì việc can thiệp là chưa cần thiết. Khi nào sỏi mật có biến chứng thì mới phải điều trị.

Hiện nay có khá nhiều cách điều trị sỏi mật. Kinh điển nhất là phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc cùng các bài thuốc Đông y hỗ trợ.

Cách chữa sỏi mật bằng phương pháp Tây y

Sỏi mật có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau và có thể gây nên những triệu chứng, biến chứng khác nhau. Chính vì thế, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ Tây y sẽ có cách chữa trị sỏi mật phù hợp nhất. 

Điều trị sỏi túi mật

Với sỏi túi mật, các bác sĩ Tây Y thường sử dụng các phương pháp như phẫu thuật cắt túi mật nội soi, mổ hở cắt túi mật hoặc sử dụng thuốc làm tan sỏi.

1. Phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Phương pháp cắt túi mật được chỉ định khi sỏi túi mật kích thước quá lớn, thành túi mật dày, túi mật thường xuyên bị viêm hoặc bị vôi hoá, người bệnh có triệu chứng như đau nhiều, vàng da, mắc đồng thời sỏi và polyp túi mật, nghi ngờ ung thư túi mật... 

Hiện tại, phẫu thuật cắt túi mật nội soi là phương pháp chủ yếu sử dụng để điều trị sỏi túi mật. Các bác sĩ chỉ cần tiến hành rạch một vết nhỏ trên thành bụng là có thể cắt túi mật. 

Mặc dù mổ nội soi có độ thẩm mỹ cao, ít gây đau và hồi phục nhanh nhưng theo BS Nhương, biện pháp điều trị sỏi mật này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định như tổn thương đường mật, rối loạn tiêu hóa (đầy chướng, chậm tiêu, tiêu chảy kéo dài) hay tái phát sỏi sau can thiệp.

Cách chữa sỏi mật bằng phẫu thuật thường được chỉ định khi sỏi gây biến chứng

Cách chữa sỏi mật bằng phẫu thuật thường được chỉ định khi sỏi gây biến chứng

2. Phẫu thuật mở cắt túi mật

Trước khi nội soi cắt túi mật ra đời, phẫu thuật mở được xem là phương pháp điều trị sỏi mật kinh điển nhất. Hiện nay, phẫu thuật mở vẫn được chỉ định trong những trường hợp mổ cấp cứu cho bệnh nhân bị biến chứng cấp tính (viêm phúc mạc mật, thấm mật phúc mạc, chảy máu đường mật, viêm tụy cấp…).

Nhược điểm của phương pháp này là vết mổ lớn, người bệnh mất máu nhiều, chăm sóc sau mổ tốn kém và thời gian hồi phục lâu, khó áp dụng với những người cao tuổi nhiều bệnh nặng kết hợp.

3. Sử dụng thuốc tan sỏi mật

Với những trường hợp sỏi túi mật không có triệu chứng, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc làm tan sỏi như acid ursodeoxycholic, acid chenodeoxycholic hay Rowachol  được sản xuất ở Việt Nam, Mỹ, Úc hoặc Nhật Bản. 

Những loại thuốc này có tác dụng với sỏi túi mật có kích thước nhỏ (tối ưu là dưới 5mm), chưa bị vôi hóa, chức năng túi mật còn tốt. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải dùng kéo dài (ít nhất từ 6 tháng - 2 năm) mới thấy hiệu quả. 

Thuốc cũng có khá nhiều tác dụng phụ như tăng men gan, tiêu chảy, loét dạ dày - tá tràng và có 50% nguy cơ tái phát sỏi sau khi ngưng thuốc. Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất khiến hiện nay các thuốc điều trị sỏi túi mật không còn được sử dụng phổ biến như trước.

Để được tư vấn cách điều trị sỏi mật phù hợp nhất với tình trạng bản thân, hãy liên hệ theo số hotline của chuyên gia 0981 238 218.

Điều trị sỏi ống mật chủ

Sỏi ống mật chủ là sỏi mật nằm ở ống mật chủ (ống mật chính dẫn dịch mật từ túi mật và gan xuống ruột). Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm ký sinh trùng và nhiễm trùng đường mật. Cũng vì lý do này mà thuốc tan sỏi mật gần như không có hiệu quả với sỏi ống mật chủ.

Chủ yếu với sỏi ống mật chủ, bác sĩ Tây T sẽ lựa chọn điều trị bằng thuốc giảm triệu chứng, nội soi mật tụy ngược dòng hoặc tán sỏi qua da.

1. Điều trị ổn định triệu chứng

Sỏi ống mật chủ ngoài thời kỳ tắc mật cấp tính có thể ổn định tạm thời bằng phương pháp điều trị nội khoa (thuốc kháng sinh, lợi mật, chống co thắt). Một số trường hợp mật sẽ lưu thông bình thường, người bệnh hết đau, hết sốt và giảm vàng da. Một số trường hợp sỏi gây biến chứng cũng thường được chỉ định điều trị ổn định trước khi tiến hành mổ hoặc can thiệp lấy sỏi.

2. Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP)

Đây là phương pháp thường được áp dụng nhất để chẩn đoán và điều trị sỏi ống mật chủ. Các bác sĩ dùng ống nội soi đưa trực tiếp từ miệng, qua thực quản, dạ dày, tá tràng xuống lỗ đổ của ống mật (cơ Oddi). Sau khi tiến hành cắt cơ, đường mật được nong rộng ra để kéo sỏi xuống. 

Nội soi mật tụy ngược dòng có tỷ lệ thành công khá cao, thời gian nằm viện ngắn, ít tai biến và chi phí cũng không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, sau nội soi, người bệnh vẫn bị tái phát sỏi với tỷ lệ khá cao và phải nội soi lấy sỏi lần 2, lần 3. Ngoài ra, một số người có thể bị tổn thương đường mật trong quá trình can thiệp.

Điều trị bằng nội soi mật tụy ngược dòng có tỷ lệ thành công cao nhưng dễ tái phát 

Điều trị bằng nội soi mật tụy ngược dòng có tỷ lệ thành công cao nhưng dễ tái phát 

3. Tán sỏi mật ngoài da

Phương pháp lấy sỏi qua da thực hiện bằng cách nội soi lấy sỏi qua đường hầm đặt Kehr hoặc kết hợp với máy tán sỏi. Nguyên lý là sử dụng năng lượng của sóng cao tần phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó lợi dụng sự co bóp của túi mật, đường mật để tống sỏi ra ngoài. 

Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân sót sỏi sau phẫu thuật hoặc sỏi tái phát. Tuy nhiên sau một thời gian, các bác sĩ thấy rằng nó có khá nhiều nhược điểm như chi phí cao, tỷ lệ tái phát > 70%, phải thực hiện nhiều lần nên hiện nay không phải bệnh viện nào cũng áp dụng.

Sỏi mật nếu được phát hiện và điều trị phù hợp thì hoàn toàn có thể bào mòn mà không cần phẫu thuật. Đăng ký tư vấn bệnh hoặc trực tiếp liên hệ theo số hotline 0981 238 218 để nhận được tư vấn về cách điều trị sỏi mật chuẩn nhất, tối ưu nhất cho bản thân.

Điều trị sỏi đường mật trong gan

Sỏi gan hay sỏi đường mật trong gan là sỏi nằm ở đường mật nhỏ trong gan hoặc ống gan phải, ống gan trái. Sỏi gan thường có triệu chứng rất điển hình gồm cơn đau quặn gan, sau đó xuất hiện sốt nóng, rét run, cuối cùng là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu. 

Với những trường hợp sỏi gan đơn thuần hay phối hợp chưa có triệu chứng do sỏi nhỏ, đường kính dưới 5mm sẽ được theo dõi vì sỏi có khả năng tự di chuyển xuống tá tràng. Nếu đường kính sỏi trên 5mm, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt gan hoặc nội soi mật tuỵ ngược dòng, trừ trường hợp sỏi gan đơn thuần nằm ở các vị trí khó lấy sẽ được điều trị bảo tồn.

Phương pháp nội soi mật tuỵ ngược dòng thường được áp dụng phổ biến hơn do ít xâm lấn, có thể bảo tồn lá gan nguyên vẹn cho người bệnh. Tuy nhiên nếu có nhiều sỏi mà sỏi lại nằm sâu và rải rác trong gan kèm hẹp đường mật từng đoạn thì bác sĩ bắt buộc phải cắt một phần lá gan.

Phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị sỏi gan kích thước lớn

Phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị sỏi gan kích thước lớn

Điều trị sỏi mật bằng thuốc nam

Trừ những trường hợp sỏi quá to, sỏi mật gây biến chứng nặng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật thì cách chữa sỏi mật bằng Đông y cũng rất hữu hiệu trong việc giúp cải thiện triệu chứng, hỗ trợ tiêu hóa, bài sỏi và ngăn ngừa sỏi gây biến chứng.

Theo Đông y, sỏi mật còn gọi là chứng thạch đởm mà nguyên nhân sinh sỏi không phải chỉ có một mà là sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: Chức năng gan kém, ăn uống kém điều độ, do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc do yếu tố cơ địa. 

Bởi vậy, các thảo dược trị sỏi mật phải giải quyết được 3 nguyên nhân gây sỏi: 

  • Thứ nhất là tăng cường chức năng gan mật để tăng chất lượng dịch mật từ đó ngăn ngừa sỏi phát triển
  • Thứ 2 là tăng vận động đường mật để bào mòn sỏi dễ hơn
  • Thứ 3 là kháng khuẩn, kháng viêm để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi mới.

Trong đó nhiều nghiên cứu đã xác nhận hiệu quả điều trị sỏi mật bằng đông y 8 vị thảo dược: Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá. Cụ thể, bài thuốc này giúp làm mềm sạn sỏi, bài sỏi; tăng cường chức năng gan mật, kháng khuẩn, kháng viêm; phòng sỏi tái phát. Vai trò của từng vị thảo dược trong bài thuốc như sau:

  • Kim tiền thảo: Trị sỏi mật bằng Kim tiền thảo đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới. Ở những người bị viêm túi mật, sau khi sử dụng bài thuốc có chứa Kim tiền thảo các triệu chứng cũng sẽ được cải thiện nhanh hơn so với nhóm không sử dụng.
  • Sài hồ, Hoàng bá được mệnh danh là thuốc Đông y trị sỏi mật có tác dụng chống viêm rất tốt, do đó ngăn ngừa nguy cơ biến chứng viêm đường mật, túi mật.
  • Uất kim, Chi tử có tác dụng tăng chất lượng dịch mật, tăng vận động đường mật, từ đó ngăn ngừa nguy cơ sỏi tăng về số lượng và kích thước.
  • Chỉ xác là một trong những vị thuốc Đông y trị sỏi mật giúp làm giảm triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu.
  • Nhân trần, Diệp hạ châu sẽ giúp tăng cường chức năng gan từ đó làm tăng chất lượng dịch mật do gan sản xuất.

So với các giải pháp từ Tây y, trị sỏi mật theo Đông y và đặc biệt là bài thuốc 8 thảo dược quý đang cho thấy nhiều lợi thế hơn:

  1. Có hiệu quả với tất cả các loại sỏi mật: sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật
  2. Có hiệu quả với nhiều kích thước sỏi mật khác nhau
  3. Giúp giảm triệu chứng do sỏi mật gây ra
  4. An toàn, không gây tác dụng phụ hay tương tác thuốc
  5. Ngăn sỏi mật tái phát sau điều trị

Bài thuốc 8 thảo dược quý là cách chữa sỏi mật toàn diện, hiệu quả

Bài thuốc 8 thảo dược quý là cách chữa sỏi mật toàn diện, hiệu quả

Cách trị sỏi mật theo kinh nghiệm dân gian

Nhiều người bệnh thường tìm đến các mẹo trị sỏi mật trong dân gian khi không được chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y hay phẫu thuật với mong muốn trị sỏi mật không cần mổ. Dù có chi phí khá rẻ nhưng tất cả các mẹo này chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả và có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe.

Mẹo dân gian

Rủi ro

Gừng trị sỏi mật

Có thể gây ợ nóng, tiêu chảy, làm chậm quá trình đông máu hay dị ứng (khó thở, sưng môi, mề đay, mẩn ngứa…)

Điều trị sỏi mật bằng quả sung

Có thể gây đầy bụng, đau dạ dày, tắc ruột, xuất huyết võng mạc, hạ đường huyết…

Muối epsom trị sỏi mật

Sử dụng muối trong thời gian dài chưa làm tan sỏi mật nhưng rất dễ rối loạn tiêu hoá. 

Chuối hột trị sỏi mật

Có thể bị ngộ độc hoặc táo bón nặng.

Trị sỏi mật bằng quả dứa

Có thể ảnh hưởng đến dạ dày, ngộ độc, rát lưỡi, sưng môi, tăng đường huyết…

Hạt đười ươi trị sỏi mật

Có thể gây khó thở, đau bụng.

Giá đỗ trị sỏi mật

Có thể gây đau bụng, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp…

Trị sỏi mật bằng rau ngổ

Có thể gây sảy thai hoặc ngộ độc.

Dầu ô liu trị sỏi mật

Có thể tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, béo phì, tiểu đường type 2…

Trị sỏi mật bằng chanh

Có thể gây trào ngược dạ dày thực quản, sâu răng, loét dạ dày…

Trị sỏi mật bằng ngò gai

Có thể gây kích ứng da.

Lá bầu trị sỏi mật

Có thể gây nôn, lạnh bụng.

Trị sỏi mật bằng đu đủ xanh

Có thể gây sảy thai, khiến tay co quắp và mất cảm giác, sỏi thận, vàng da…

Bấm huyệt trị sỏi mật

Có thể bị bầm tím hoặc chảy máu.

Trị sỏi mật bằng trái sung rất phổ biến nhưng chưa có nghiên cứu chứng minh 

Trị sỏi mật bằng trái sung rất phổ biến nhưng chưa có nghiên cứu chứng minh 

Ăn gì trị sỏi mật hiệu quả?

Thực tế, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không có tác dụng làm tan sỏi mật. Tuy nhiên nếu có 1 lối sống thiếu lành mạnh, sỏi sẽ phát triển rất nhanh. Bởi vậy, ngoài cách chữa sỏi mật kể trên thì để phòng ngừa sỏi tăng kích thước và tránh biến chứng do sỏi gây ra người bệnh cần có chế độ ăn uống – sinh hoạt hợp lý:

  • Hạn chế ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, chất béo động vật, thức ăn nhanh, đồ chiên rán…
  • Nên ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ để làm chậm quá trình hấp thu cholesterol và tăng cường miễn dịch.
  • Giải độc cơ thể bằng cách uống đủ nước mỗi ngày và ưu tiên các trái cây giàu vitamin C.
  • Hạn chế bỏ bữa thường xuyên hay nhịn ăn kéo dài. Bởi đây cũng là một nguyên nhân sinh sỏi.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi lội… là một cách rất tốt để tăng vận động đường mật, hạn chế sự ứ đọng dịch mật, ngăn ngừa nguy cơ sỏi phát triển thêm về số lượng, kích thước..
  • Tránh giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ theo lộ trình.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần; không ăn đồ ăn tái, sống…

Xem thêm: Hướng dẫn chế độ ăn trị sỏi mật đơn giản, dễ thực hiện

Việc điều trị sỏi mật bằng phương pháp nào nội khoa hay ngoại khoa không chỉ là phụ thuộc vào kích thước sỏi mà còn thay đổi theo triệu chứng, biến chứng do sỏi gây ra. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa sỏi mật hiện nay. Nếu cần được tư vấn trực tiếp, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến số hotline 0981.238.218.

Tham khảo: nhs.uk, niddk.nih.gov, mayoclinic.org, itmonline.org

BTV Lan Anh

Bình luận