Một trái tim khỏe mạnh đập đều đặn và nhịp nhàng, dao động trong khoảng 60 đến 90 nhịp/phút. Khi ta vận động quá mức hay lo lắng, sợ hãi, tim sẽ đập nhanh hơn, nhưng ở trạng thái nghỉ ngơi hoặc cân bằng cảm xúc, nhịp tim nhanh chóng trở về bình thường nhờ hệ thần kinh tim.

Khi nào rối loạn nhịp tim trở nên nguy hiểm?

Rối loạn nhịp tim xảy ra khi có sự bất thường trong quá trình hình thành hoặc dẫn truyền xung điện trong tim, gây rối loạn chức năng tim, làm cho tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều và tăng nguy cơ đột quỵ, ngừng tim đột ngột. Một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp khác là ngoại tâm thu, còn gọi là cơn co thắt sớm, với các biểu hiện như bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt hay trống ngực.

Phan-biet-nhip-tim-binh-thuong-va-roi-loan-nhip-tim

Phân biệt nhịp tim bình thường và rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim trở nên nguy hiểm khi thường xuyên gây ra chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng ngất. Rủi ro cao hơn đối với những người có tổn thương van tim, cơ tim, hoặc mắc bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, mất cân bằng điện giải hoặc bị rối loạn thần kinh tim trước đó.

Tùy theo nguyên nhân, các bác sỹ sẽ cho sử dụng thuốc, can thiệp tim mạch hay phẫu thuật để kiểm soát nhịp tim và làm giảm các triệu chứng, biến chứng như huyết khối, đột quỵ tim, ngừng tim.

Chung sống hòa bình với chứng loạn nhịp tim

Ngoài các tổn thương thực thể tại tim mạch, stress, chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân gây ra hoặc làm tăng nặng tình trạng rối loạn nhịp tim. Vì thế, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sẽ góp phần cải thiện bệnh.

Cùng với thuốc điều trị nền, một số thảo dược và hoạt chất như Khổ sâm, Taurin, L-carnitin đang được sử dụng nhiều trên thế giới và coi là liệu pháp hoàn chỉnh cho sức khoẻ tim mạch. Sự kết hợp của bộ ba này với các thảo dược quý mở ra hy vọng về một giải pháp hỗ trợ điều trị cho chứng rối loạn nhịp tim và ngoại tâm thu.

Ds Đông Tây

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận