Rối loạn nhịp tim làm bạn băn khoăn lo lắng, không chỉ vì những cơn hồi hộp, trống ngực, hụt hẫng mệt mỏi mà còn vì bạn không rõ khi nào rối loạn nhịp sẽ trở nên nguy hiểm. Bởi đôi khi ranh giới giữa một loạn nhịp tim chỉ gây khó chịu nhẹ đến một rối loạn nhịp nặng có thể đe dọa đến tính mạng không được phân định, nhất là khi bạn có tiền sử tim mạch hay một số bệnh toàn thân khác đi kèm. Tất cả những vấn đề này của bạn sẽ được làm sáng tỏ với phần giải đáp của chuyên gia - Bác sỹ Otis Brawley, Giám đốc Y tế Hiệp hội Ung thư Mỹ, với một độc giả trẻ.

Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi, đã từng được chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Một tháng trở lại đây tôi thấy tim mình bỏ qua một nhịp, hay hồi hộp, đánh trống ngực và thấy đầu óc choáng váng trong vài giây… Nhờ chuyên gia tư vấn khi nào rối loạn nhịp tim trở nên nguy hiểm?.

Bạn thân mến!

Rối loạn nhịp tim nếu xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bạn bắt buộc phải được thăm khám và điều trị bởi chuyên gia tim mạch. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi xuất hiện những nhịp đập bất thường, có thể khiến tim đập quá nhanh, hay quá chậm, hoặc nhát đập nhát bỏ (ngoại tâm thu). Thông thường, mỗi nhịp đập của tim có cùng thời gian và cường độ là nhờ hệ thống điện tim được điều khiển bởi nút xoang giúp tim co bóp tuần tự. Nhịp đều đặn sẽ giúp tim bơm máu hiệu quả đến tất cả các cơ quan trong cơ thể và duy trì huyết áp ổn định. Ngược lại, khi tim đập quá nhanh hoặc không đều sẽ làm giảm khả năng bơm máu và gây rối loạn chức năng của các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như giảm lượng máu đến nuôi não có thể khiến bạn choáng váng, mất ý thức, thậm chí tử vong. Người bệnh loạn nhịp tim thường gặp một số dấu hiệu như hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở,… nhưng đôi khi không có triệu chứng nào.

Một số dạng rối loạn nhịp tim có thể gây ra từ những nguyên nhân rất đơn giản, chẳng hạn do  tiêu thụ quá nhiều caffein có trong cà phê, một số loại trà, nước tăng lực, hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc cảm cúm, chất nicotine từ thuốc lá hoặc sử dụng chất cocaine… Trong trường hợp này, rối loạn nhịp tim ít gây nguy hiểm, người bệnh chỉ cần ngưng sử dụng các chất kể trên thì nhịp tim sẽ dần trở về bình thường.

Một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn của chứng rối loạn nhịp tim có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc bệnh của người mẹ mắc phải trong quá trình mang thai, gây bất thường trong cấu trúc tim hay trong hệ thống dẫn truyền điện trong tim. Ví dụ mẹ mắc bệnh lupus mang thai, con của họ sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn dẫn truyền. Với những trường hợp này người bệnh cần phải được thăm khám và đánh giá bởi chuyên gia tim mạch để tìm ra hướng điều trị tốt nhất.

 

Tùy thuộc vào nguyên nhân, rối loạn nhịp tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tổn thương cơ tim cũng là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn nhịp tim. Bệnh cơ tim có thể bắt nguồn từ sự tắc nghẽn mạch vành trong thời gian dài, sau nhồi máu cơ tim, do suy tim, cơ tim giãn do cao huyết áp lâu năm…

Tất cả các dạng rối loạn nhịp tim cần được điều trị cẩn thận, mức độ nguy hiểm của nó được đánh giá dựa vào vị trí phát sinh ổ loạn nhịp. Tâm nhĩ là phần trên còn tâm thất là phần dưới của tim, và rối loạn nhịp nhĩ thường ít nguy hiểm hơn so với rồi loạn nhịp thất. Nếu không điều trị, người bị rối loạn nhịp nhĩ có nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim. Cục máu đông có thể theo động mạch đi khắp cơ thể, gây tắc nghẽn mạch não (tai biến mạch máu não) hoặc nhồi máu cơ tim.

Rối loạn nhịp tim có thể được điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp, cấy máy tạo nhịp tim, triệt đốt ổ gây loạn nhịp bằng các thiết bị sóng cao tần, hoặc cấy máy khử rung tim để duy trì nhịp đập bình thường của tim. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ các vùng cơ tim để điều chỉnh lại hệ thống điện trong trái tim bạn.

Ds. Lê Hoa

Theo nguồn: http://edition.cnn.com


Tiến sĩ Otis Brawley Webb là giám đốc chuyên môn của Hiệp hội Ung thư Mỹ, giám đốc của Trung tâm Ung thư Georgia for Excellence - Bệnh viện Grady Memorial ở Atlanta và nhiều bệnh viện khác. Ông còn là một giáo sư huyết học, ung thư, và dịch tễ học tại Đại học Emory. Brawley có niềm đam mê với nghiên cứu có sự kết hợp giữa y học thực hành lâm sàng của với khoa học thuần túy.
Hiện tại, ông là chuyên gia tư vấn về sức khỏe và bệnh lý trên chuyên mục sức khỏe của trang CNN.

BTV Lan Anh

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận