Theo Tạp chí thần kinh học quốc tế ( International Review of Neurobiology), táo bón là một trong những biến chứng của bệnh Parkinson thường gặp nhất, có tới khoảng 50-60% người bệnh Parkinson từng trải qua táo bón.

Táo bón là biến chứng của bệnh Parkinson thường gặp phải
Táo bón là biến chứng của bệnh Parkinson thường gặp phải 

Nguyên nhân gây táo bón ở bệnh Parkinson

Parkinson gây ảnh hưởng lên não và toàn bộ cơ thể. Có nhiều yếu tố gây táo bón ở người bệnh Parkinson bao gồm:

Sự thiếu hụt Dopamin

Dopamin là một chất dẫn truyền thần kinh có chức năng kiểm soát hoạt động của cơ. Bệnh Parkinson được cho là do sự thiếu hụt dopamine, điều này làm khó khăn cho hoạt động co thắt cơ hậu môn để tống phân ra ngoài, từ đó gây ra táo bón.

Sự thay đổi ở hậu môn trực tràng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh Parkinson gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cả hậu môn và trực tràng. Một nghiên cứu năm 2012 tại Stanford (Mỹ), các nhà khoa học chỉ ra rằng người bệnh Parkinson mới được chẩn đoán sẽ thường có sự sụt giảm trương lực co thắt cơ vòng hậu môn.

Giảm sự phối hợp giữa các cơ

Bệnh Parkinson làm cản trở và làm yếu đi các cơ ở thành bụng và vùng chậu hông - các cơ đóng vai trò quan trọng trong việc đi đại tiện. Điều đó có nghĩa là các cơ này không thể co thắt, hoặc thay bằng co thắt thì chúng lại giãn ra. Cả hai điều này làm nặng nề thêm tình trạng táo bón.

Lối sống ít vận động

Parkinson có thể dẫn đến tư thế khom, gập người vì vậy người bệnh Parkinson thường gặp trở ngại trong vận động do đó thường lười vận động hơn. Ít vận động làm cho việc đại tiện càng trở nên khó khăn.

Chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ

Chất xơ là thành phần trong thức ăn cơ thể không hấp thu được. Tuy nhiên chất xơ giữ vai trò quan trọng trong việc thải phân ra khỏi cơ thể. Parkinson tác động lên hệ thống các cơ cần cho chức năng nhai và nuốt cho nên người bệnh Parkinson thường gặp khó khăn khi ăn những thức ăn giàu chất xơ, nhưng lại khó nhai nuốt.

Thuốc

Một số loại thuốc dùng trong điều trị Parkinson và các triệu chứng liên quan có thể gây táo bón như: thuốc Trihexyphenidyl (Artane) hay Benztropine Mesylate (Cogentin) và các thuốc điều trị trầm cảm như Fluoxetine (Prozac).

Một số nguyên nhân khác gây táo bón như: stress, các thuốc antacid, một số thuốc giảm đau, thuốc sắt , lối sống không điều độ,…

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón ở người bệnh Parkinson
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón ở người bệnh Parkinson

Biến chứng táo bón ở bệnh Parkinson

Các triệu trứng của táo bón bao gồm:

- Số lần đại tiện giảm (thường ít hơn 3 lần trong một tuần).

- Phân nhỏ, cứng.

- Đại tiện khó khăn, đau.

- Cảm giác đi đại tiện chưa hoàn toàn.

Biến chứng bệnh Parkinson trên hệ thống tiêu hóa thường rất hay gặp ở người bệnh như: táo bón, khó nuốt, liệt dạ dày, đầy hơi…

Ở người bệnh Parkinson, táo bón có thể gây ra cảm giác khó chịu tạm thời hoặc nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng mãn tính và gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa táo bón gây tác động trực tiếp đến sự hấp thu và hiệu quả của các thuốc trong điều trị Parkinson. Táo bón có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong tiến trình của bệnh Parkinson và có thể xuất hiện trước cả những triệu chứng rối loạn vận động như co cứng cơ, run, chậm vận động. Vậy làm thế nào để khắc phục biến chứng táo bón của bệnh Parkinson?

Điều trị táo bón ở người bệnh Parkinson

Ở một số người bệnh Parkinson, việc điều trị có thể phức tạp tùy thuộc vào mức độ nặng của tình trạng bệnh. Tuy nhiên thay đổi chế độ dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể chất có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị táo bón .

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày vì nước làm tăng chuyển động của đường ruột đồng thời giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt uống một ly nước ấm vào buổi sáng làm kích thích chuyển động của ruột giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ giúp hút nhiều nước khiến phân mềm, to và được thải ra ngoài mau hơn. Chất xơ có nhiều trong các loại rau, quả, các loại hạt như: đậu nành, đậu ngự, xúp lơ, cà rốt, lê, táo…

Thay đổi thói quen, tăng cường vận động mỗi ngày

Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị táo bón ở người bệnh Parkinson, do sự hoạt động của các cơ ở bụng giúp thúc đẩy hoạt động của hệ thống tiêu hóa tốt hơn. Vận động vừa phải thường xuyên như đi bộ nhẹ nhàng, bơi, chạy bộ… đồng thời hạn chế thời gian nằm hoặc ngồi quá lâu trong một ngày.

Tập thói quen đi đại tiện đều đặn, vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. Thoải mái mỗi lần đi đại tiện, cũng đừng bao giờ trì hoãn việc đi đại tiện khi có nhu cầu. Dùng tay mát xa và chà xát lên vùng thành bụng thường xuyên có thể giúp cải thiện nhu động ruột và giảm nhẹ sự khó chịu của táo bón.

Dùng thuốc điều trị

Trường hợp người bệnh Parkinson gặp táo bón nghiêm trọng mà thay đổi chế độ ăn và hoạt động thể chất không thể cải thiện tình trạng bệnh thì cần dùng tới các thuốc để điều trị bao gồm một số nhóm thuốc sau:

Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Lactulose (Duphalac), Sorbitol... có tác dụng làm tăng áp lực thẩm thấu ở ruột nên làm tăng lượng nước ở ruột và kích thích nhu động ruột.

Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích: Bisacodyl (Ovalax), Cascara,… các thuốc này tác dụng trực tiếp lên đầu dây thần kinh ở niêm mạc ruột, làm co cơ ruột, giúp phân di chuyển dể dàng qua đường ruột.

Nhóm thuốc nhuận tràng bôi trơn như: Parafin, Glycerin thường ở dạng thuốc bơm hay thuốc đạn, có tác dụng làm phân di chuyển qua kết tràng dễ dàng.

Ngoài ra còn nhiều nhóm thuốc khác như thuốc nhuận tràng tạo khối, thuốc nhuận tràng làm mềm phân… Một điều đáng lưu ý là các thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như gây ra rối loạn nhu động ruột, liệt ruột hay rối loạn cân bằng điện giải của cơ thể….đồng thời có thể làm nặng thêm tình trạng co cứng cơ,run trong bệnh Parkinson.

Táo bón – biến chứng của bệnh Parkinson có thể được khắc phục nhờ dùng thuốc
Táo bón – biến chứng của bệnh Parkinson có thể được khắc phục nhờ dùng thuốc

Biến chứng của bệnh Parkinson đặc biệt là táo bón gần như ai cũng gặp phải, điều quan trọng nhất đó là bạn cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh, có biện pháp điều trị và ngăn ngừa để có một cuộc sống thoải mái dễ chịu hơn với Parkinson.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây.

Nguồn tài liệu tham khảo:

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3152159/

2. https://www.webmd.com/parkinsons-disease/guide/parkinsons-constipation#2

3. https://www.healthline.com/health/parkinsons/parkinsons-constipation

4. "Constipation & Parkinson's Disease" by Robert S. Jenco, PharmD and Mary L. Wagner, PharmD .Published by the American Parkinson Disease Association, September 2010.

5. “Constipation in Parkinson’s Disease,” by Julie H Carter.Published by the National Parkinson Foundation (Now the Parkinson's Foundation).

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận