Run tay là triệu chứng do nhiều bệnh khác nhau gây ra, trong đó cường giao cảm là bệnh lý phổ biến. Vậy cường giao cảm là gì? run tay do cường giao cảm có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa khỏi? Bài viết sau đây sẽ lần lượt giải đáp cho bạn.

Run tay là triệu chứng do nhiều bệnh khác nhau gây ra, trong đó cường giao cảm là bệnh lý phổ biến. Vậy cường giao cảm là gì? run tay do cường giao cảm có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa khỏi? Bài viết sau đây sẽ lần lượt giải đáp cho bạn. 

Run tay do cường giao cảm khá phổ biến ở người trẻ tuổi

Run tay do cường giao cảm khá phổ biến ở người trẻ tuổi

Cường giao cảm là bệnh gì?

Hệ thần kinh giao cảm là một nhánh của hệ thần kinh thực vật để cùng với hệ phó giao cảm giúp cân bằng, kiểm soát các hoạt động của cơ thể một cách nhịp nhàng và chính xác hơn.

Khi hệ giao cảm bị kích thích quá mức sẽ gây nên chứng cường giao cảm. Khi đó sẽ dẫn tới các dấu hiệu bất thường bao gồm: tay chân run rẩy, tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, giảm co bóp và tiết dịch đối với một số cơ quan tiêu hóa như dạ dày, túi mật, ruột, dịch vị dạ dày….

Vì sao cường giao cảm lại gây run tay?

Người mắc cường giao cảm sẽ tiết adrenalin nhiều hơn bình thường - đây là hormon kích thích sự hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp và các cơ bắp, gây nên một loạt các triệu chứng, bao gồm cả chứng run tay. Run sẽ tăng lên khi người bệnh thay đổi cảm xúc, lo lắng, sợ hãi, khi tập trung làm việc hay đứng trước đám đông.

Mặc dù là một chứng bệnh khá lành tính và không gây nguy hiểm, nhưng run tay do cường giao cảm có thể trở thành rào cản lớn đối với sinh hoạt và công việc của người bệnh, đặc biệt là ở những người trẻ.

Nguyên nhân gây cường giao cảm

Cường giao cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người trẻ và nặng dần lên khi về già. Chứng cường giao cảm có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

  • Thường xuyên lo âu, căng thẳng, áp lực từ học tập, cuộc sống, công việc
  • Thói quen sống chưa khoa học như  ít vận động, làm việc nhiều giờ trên máy tính, thường xuyên thức khuya, uống nhiều cà phê, trà đặc, sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn
  • Tổn thương não do đột quỵ, chấn thương, phẫu thuật não...
  • Các u tăng tiết gây cường giao cảm
  • Tác dụng phụ của một số thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm...
  • Mắc các bệnh mạn tính như parkinson, tiểu đường, bệnh cường giáp…
  • Do thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc ngộ độc các kim loại nặng

Cách điều trị cường giao cảm, giảm run tay hiệu quả 

Dieu-tri-run-tay-do-cuong-giao-cam-tu-som-de-nang-cao-hieu-qua1

Điều trị run tay do cường giao cảm từ sớm để nâng cao hiệu quả 

Mục đích của việc điều trị là nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị hiện nay hầu như chỉ dừng lại ở việc làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Ngoài yếu tố thần kinh, bệnh còn chịu sự chi phối của cả yếu tố di truyền và thể chất. Vì vậy, để điều trị run tay do cường giao cảm đạt hiệu quả cao cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.      

Sử dụng thuốc

Các thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc chẹn beta giao cảm (propranolol):  ức chế hoạt động của hệ giao cảm, khắc phục các triệu chứng run tay chân, tim đập nhanh.
  • Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng và tình trạng bồn chồn, khó ngủ của người bệnh.
  • Thuốc điều chỉnh nhu động ruột; thuốc điều chỉnh cơ thắt bàng quang để khắc phục những rối loạn của đường tiêu hóa và tiết niệu.

Việc bạn cần làm là nên tuân thủ đúng theo đơn thuốc của bác sĩ, bạn không nên tự ý bỏ thuốc hay tăng liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Biện pháp không dùng thuốc

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát cường giao cảm, bạn cần làm tốt cả những phương pháp không dùng thuốc sau đây:

  • Không thức quá khuya, tốt nhất bạn nên đi ngủ trước 22h, ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng/ngày bởi một giấc ngủ sâu sẽ giúp não bộ  nghỉ ngơi và hồi phục đầy đủ.
  • Kiểm soát tâm lý, sống chậm hơn, hạn chế tối đa những căng thẳng, stress bằng cách cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, kết hợp với việc luyện tập một số bài tập như: ngồi thiền, yoga, vật lý trị liệu hay tập hít sâu thở chậm...
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý tăng cường các loại rau màu xanh đậm, các loại hoa quả nhiều màu đỏ, vàng như: rau cải, súp lơ xanh, rau bina, quả cam, lựu, đu đủ; ăn nhiều cá và các loại đậu.
  • Tránh xa các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, ma túy và đồ uống có cồn.

Thực phẩm hỗ trợ làm giảm run tay

Nhiều nghiên cứu cho thấy, 2 thảo dược Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, cung cấp các hoạt chất sinh học tự nhiên giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào thần kinh, đồng thời cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, thoái hóa của não bộ và ổn định tính dẫn truyền thần kinh.

 

Sự kết hợp của hai dược thảo này được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp an toàn và hiệu quả, giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng run tay chân do cường giao cảm, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.Mặc dù run tay do cường giao cảm đến nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tình của mình bằng cách tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp với việc thay đổi lối sống và sinh hoạt, cũng như sử dụng các vị thuốc đông y để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

 


Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn:

https://hellodoctors.vn/trieu-chung/cuong-giao-cam-la-dau-hieu-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri.html


https://www.healthline.com/health/autonomic-dysfunction

https://www.mayo.edu/research/departments-divisions/department-neurology/programs/autonomic-nerve-disorders

https://medlineplus.gov/autonomicnervoussystemdisorders.html

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15631-autonomic-neuropathy-or-autonomic-dysfunction-syncope-information-and-instructions

 

 

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận