Một trong những nguyên nhân khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn là áp dụng sai cách chữa bệnh tiểu đường. Nếu bạn hay người quen của bạn đang phải đối phó với căn bệnh này, bạn cần biết các sai lầm phổ biến và biện pháp khắc phục để kiểm soát đường huyết của mình tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ thống kê 10 sai lầm mà người bị tiểu đường hay mắc và đưa ra giải pháp khắc phục.

1. Nói không với tinh bột – sai lầm lớn trong cách chữa bệnh tiểu đường

Cắt giảm tinh bột là một trong những cách thường được áp dụng để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, một số người mắc tiểu đường đang loại bỏ hoàn toàn nhóm chất này ra khỏi chế độ ăn của mình. Bởi họ nghĩ cơ thể đang thừa đường nên không cần thiết phải bổ sung. Điều này rất sai lầm vì cơ thể luôn cần một lượng đường nhất định nhằm đảm bảo hoạt động và tinh bột là nhóm chất thiết yếu giữ vai trò đó.

Giải pháp: Nên cắt giảm đường và các loại tinh bột dễ làm tăng đường huyết có trong cơm trắng, bún, miến, cháo, phở… và các loại tinh bột tinh chế, bột ngũ cốc loại bỏ vỏ. Nên bổ sung tinh bột trong gạo lứt, ăn các loại ngũ cốc nguyên vỏ, yến mạch… bởi chúng có hàm lượng chất xơ cao, không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.

 Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả chính là biến cách cân đối bữa ăn trong ngày
Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả chính là biến cách cân đối bữa ăn trong ngày
 

Xem thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
 

2. Bỏ bữa - cơ hội cho đường huyết tăng
 

Việc bỏ bữa sẽ gây ra nhiều rủi ro dù bạn có đang bị tiểu đường hay không. Khi bỏ bữa, nồng độ cortisol (hormon của tuyến thượng thận giúp kiểm soát stress khi đói) trong máu sẽ tăng, đồng thời gan sẽ tăng cường giải phóng glucose vào máu.
 
Sự kết hợp của hai yếu tố này thậm chí còn làm nồng độ đường trong máu cao hơn nhiều so với lượng đường hấp thu từ một bữa ăn. Ngoài ra, tăng tiết cortisol lâu ngày cũng làm giảm hiệu quả của lnsulin và ảnh hưởng đến kết quả chữa bệnh tiểu đườngcủa bạn.

Giải pháp: Chia nhỏ bữa ăn. Tốt nhất bạn nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ, mỗi bữa không ăn quá nhiều. Điều này sẽ đảm bảo năng lượng thiết yếu cho cơ thể hoạt động đồng thời hạn chế tăng đường huyết sau ăn quá mức.

3. Không áp dụng quy tắc “ghép đôi” protein và tinh bột, đường huyết khó hạ

Thông thường, khi ăn riêng tinh bột, cơ thể sẽ hấp thu và chuyển hóa nhanh thành đường. Nhưng khi bạn áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng cách“ghép đôi”protein (chất đạm) và tinh bột, quá trình này sẽ được làm chậm lại, từ đó giúp ổn định đường huyết sau ăn.

Giải pháp: Hãy ăn chất bột, đường cùng với một thực phẩm giàu protein. Chẳng hạn như thêm một thìa nhỏ bơ đậu phộng vào đồ ăn của bạn. Nhưng lưu ý là chỉ lượng nhỏ thôi nhé!

4. Không tập luyện thường xuyên, khó chữa trị bệnh tiểu đường

Bạn đã áp dụng chế độ ăn uống khoa học, duy trì thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nhưng đừng quên một cách rất đơn giản là tập thể dục. Tập thể dục sẽ giúp bạn thư giãn hơn và hỗ trợ đưa lượng đường trong máu về mức bình thường. Việc này cũng tốt cho quá trình lưu thông máu và giúp lnsulin hoạt động hiệu quả hơn.

Giải pháp: Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày, tối thiểu là 5 lần/tuần, mỗi lần từ 30 – 45 phút. Bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga hay thiền. Nhưng nhớ kiểm tra đường huyết của bạn sau khi tập để tránh chỉ số này xuống quá thấp.

5. Mù mờ về mục tiêu kiểm soát đường huyết  

Mục tiêu đường huyết lúc đói của bạn là gì? Nồng độ đường trong máu sau ănbao nhiêu thì chấp nhận được? Chỉ số HbA1c như thế nào là tốt? Bạn là người trực tiếp áp dụng các biện pháp kiểm soát đường huyết nên việc biết các thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình điều trị.

Giải pháp: Hãy hỏi bác sĩ của bạn hoặc tham khảo khuyến cáo mới nhất của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA:

+ Đường huyết lúc đói, trước ăn: 80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)

+ Đường huyết sau ăn 1 - 2h: <180 mg/dL (10.0 mmol/L)

+ HbA1c < 7%.

Lưu ý: Mục tiêu điều trị có thể thay đổi tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người.

6. Tư duy tiểu đường có thể “chữa khỏi” hay “thuốc có thể khắc phục mọi thứ”

Khi bạn bị tiểu đường, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc hạ đường huyết. Bạn nghĩ rằng thuốc là cách chữa bệnh tiểu đường vạn năng, có thể khắc phục mọi thứ hay “chữa khỏi” bệnh hoàn toàn. Rất tiếc, thời điểm này chưa có loại thuốc nào có thể đáp ứng điều đó. Để kiểm soát được đường huyết, bạn phải kết hợp cả thuốc và chế độ ăn uống, tập luyện. Ngay cả khi, các chỉ số đường huyết đã ổn định, bạn vẫn cần duy trì các biện pháp này.

Giải pháp: Luôn nhớ một khi bạn đã được chẩn đoán tiểu đường thì kiểm soát đường huyết là một quá trình suốt đời, cần sự phối hợp của cả việc dùng thuốc và chế độ ăn, tập luyện. Khi đường huyết về mức ổn định, bạn có thể cân nhắc giảm liều thuốc nhưng phải có sự đồng ý của bác sĩ.

7. Không theo dõi đường huyết thường xuyên

Một trong những sai lầm phổ biến nhất trong quá trình chữa bệnh tiểu đường là không kiểm tra đường huyết thường xuyên. Chỉ số đường huyết sẽ giúp bạn đánh giá sơ bộ chế độ ăn uống, tập luyện hay quá trình dùng thuốc của mình có hiệu quả không. Và nếu bạn ghi chép đường huyết hàng ngày, bác sĩ có thể dựa vào đó để điều chỉnh lượng thuốc cho bạn.

Giải pháp: Nếu có dụng cụ đo đường huyết tại nhà, hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi thành nhật ký nồng độ đường trong máu để cung cấp cho bác sĩ trong lần tái khám tiếp theo.

  Nên theo dõi đường huyết thường xuyên khi mắc bệnh tiểu đường
Nên theo dõi đường huyết thường xuyên khi mắc bệnh tiểu đường
 

8. Dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường không đúng cách

Không phải trường hợp tiểu đường nào cũng dùng các loại thuốc giống nhau. Thuốc chỉ phát huy hiệu quả và an toàn khi được dùng đúng liều, đúng thời điểm, đúng cách và phù hợp với mỗi cá thể. Việc dùng thuốc không đúng chỉ định, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát đường huyết mà còn có thể gây ra một số tác dụng phụ kèm theo.

Giải pháp: Hãy hỏi bác sĩ và ghi lại hướng dẫn dùng thuốc đúng. Không sử dụng đơn thuốc của người khác cho mình thay cho việc đi khám

9. Cách chữa bệnh tiểu đường qua việc theo dõi chỉ số đường huyết

Đường huyết quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi đường huyết xuống thấp hơn 70 mg/dL (3.9mmol/l), cơ thể sẽ có dấu hiệu đau đầu, choáng váng, vã mồ hôi, mệt mỏi thậm chí là ngất xỉu và hôn mê.

Giải pháp: Kiểm tra đường huyết thường xuyên và xử lý ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết.

10. Không trao đổi với bác sĩ của bạn

Đây là sai lầm mà người bệnh tiểu đường thường mắc khi điều trị tiểu đường. Mọi thông tin như bệnh lý mắc kèm, dấu hiệu bất thường, các phương pháp đang thực hiện… đều có thể làm thay đổi lộ trình điều trị tiểu đường. Và nếu bạn trao đổi với bác sĩ, các yếu tố ảnh hưởng này sẽ được cân bằng và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Giải pháp: Bạn và bác sĩ là một đội trên con thuyền chống lại bệnh tiểu đường. Hãy nhớ hỏi bác sĩ của bạn nếu có các dấu hiệu bất thường hoặc khi muốn áp dụng các cách chữa tiểu đường mới.

Một khi đã khắc phục được các sai lầm cơ bản khi điều trị bệnh tiểu đường, bạn chắc chắn sẽ thấy sức khỏe của mình được cải thiện!

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

https://www.thediabetescouncil.com/10-common-mistakes-in-diabetes-management-how-to-avoid-them/

http://www.chapelhillprimarycare.com/diagnosed-with-type-2-diabetes-avoid-these-common-diabetes-care-mistakes/

http://www.diabetescare.net/authors/sharon-howard/5-big-mistakes-people-with-type-2-diabetes-make

 

BTV Lan Anh

Glutex hỗ trợ chuyển hóa đường và cải thiện chỉ số đường huyết

Bình luận