Đặt stent có nguy hiểm hay không, không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật trong quá trình phẫu thuật mà còn chịu ảnh hưởng bởi cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành. Vậy những rủi ro và biến chứng sau đặt stent mạch vành là gì và cách nào để phòng ngừa biến cố cho người bệnh? Phần giải đáp dưới đây của chuyên gia tim mạch sẽ giúp bạn tháo gỡ tất cả những vấn đề này.

Câu hỏi được gửi tới từ độc giả Phạm Mai Phương, 55 tuổi: Tôi bị tắc hẹp 1 nhánh động mạch 50%, thiếu máu cơ tim cục bộ mạn, đau thắt ngực thường xuyên, bác sĩ chỉ định nong vành bằng stent. Tôi xin hỏi: Đặt stent có nguy hiểm không? Tại sao điểm tắc hẹp mới 50% đã phải can thiệp? cần lưu ý gì trước và sau khi đặt stent. Tôi đang rất lo lắng, xin được chuyên gia tư vấn.

Mai Phương thân mến, chúng tôi xin trả lời 3 vấn đề của bạn như sau:

Đặt stent mạch vành có nguy hiểm không?

Đặt stent được coi là bước tiến vượt bậc của ngành tim mạch can thiệp, được áp dụng ngày càng phổ biến trong điều trị bệnh mạch vành cho bệnh nhân tắc hẹp nặng.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách luồn một ống thông qua da, xuất phát từ động mạch ở bẹn hoặc cổ tay để đi tới động mạch vành tim. Đầu ống thông có gắn với bóng nong và một giá đỡ động mạch làm bằng kim loại, được gọi là stent. Khi tới vị trí mạch vành bị tắc hẹp, bóng sẽ được bơm căng để ép mảng xơ vữa xuống và để lại stent ở vị trí này. Sau đó ống thông được rút ra ngoài.

Cũng giống như tất cả các loại thủ thuật hay can thiệp ngoại khoa khác, nong mạch vành với stent cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, gồm có:

  • Chảy máu hoặc bầm tím dưới da nơi luồn ống thông
  • Tổn thương động mạch nơi chèn stent
  • Tổn thương một động mạch khác ở tim
  • Dị ứng với các loại thuốc sử dụng trong quá trình đặt stent
  • Xuất huyết
  • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong

Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng thường rất thấp, thường dưới 1% và đa phần ít nghiêm trọng. Do đó quá trình đặt stent vẫn được xem là tương đối an toàn.

Thận trọng với những biến chứng sau khi đặt stent mạch vành

Mặc dù rất ít trường hợp gặp biến cố trong khi phẫu thuật nhưng tỷ lệ rủi ro sau khi đặt stent lại rất cao. Có hai biến chứng phổ biến là:

Tái hẹp mạch vành

Thao tác trong quá trình phẫu thuật có thể làm tổn thương thành mạch, từ đó hình thành mô sẹo tại vị trí đặt stent, dẫn tới tái hẹp trong vòng vài tháng. Nếu tình trạng này tiến triển nặng, người bệnh cần can thiệp đặt lại hoặc tiến hành bắc cầu động mạch. Đặt stent lần 2 tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là lần đầu.

Bien-chung-tai-hep-sau-can-thiep-dat-stent-mach-vanh

Biến chứng tái hẹp sau can thiệp đặt stent mạch vành

Tắc hẹp lại do huyết khối

Stent có khả năng kích hoạt các tế bào tiểu cầu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Huyết khối đủ lớn có thể gây tắc hẹp mạch vành trở lại. Đây là biến chứng cực kỳ nghiêm trọng với tỉ lệ nhồi máu cơ tim và tử vong cao.

Hiện nay, bệnh nhân có thể giảm thiểu hai biến chứng này bằng cách sử dụng thuốc chống đông máu, chọn loại stent phủ thuốc hoặc stent thế hệ mới làm bằng vật liệu polyme có khả năng tự tiêu hoàn toàn trong cơ thể sau 3 – 5 năm. Tuy nhiên, chọn loại stent nào cần phải cân nhắc kỹ và được sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm bài viết: Tại sao sau đặt stent lại dễ bị tái tắc hẹp lại

Tại sao điểm tắc hẹp mới 50% đã phải đặt stent?

Thông thường phương pháp đặt stent được chỉ định cho một trong số các trường hợp:

  • Mạch vành bị tắc hẹp nặng (trên 70 -80%)
  • Mảng xơ vữa không ổn định, dễ bong vỡ gây nhồi máu cơ tim
  • Người bệnh không còn đáp ứng với điều trị nội khoa.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, mặc dù mạch vành chỉ bị hẹp nhẹ dưới 50% nhưng rất có thể bạn có cơn đau thắt ngực không ổn định, có nguy cơ nhồi cơ tim cao, hoặc đã dùng thuốc đúng chỉ định nhưng các triệu chứng đau thắt ngực vẫn không thuyên giảm. Khi đó, đặt stent là lựa chọn phù hợp để giúp cải thiện bệnh và phòng rủi ro nhồi máu cơ tim.

Nếu bạn đã được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định phương pháp điều trị này thì đừng quá lo lắng đặt stent có nguy hiểm không. Những hướng dẫn và lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa các rủi ro trong và sau phẫu thuật.

Những lưu ý trước khi tiến hành đặt stent để ca phẫu thuật diễn ra tốt nhất

  • Thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ gồm điện tâm đồ, chụp X-quang tim phổi, xét nghiệm máu…
  • Trao đổi với bác sĩ biết về tất cả các thuốc đang dùng, đặc biệt là các thuốc chống đông như aspirin (nếu có) và tiền sử dị ứng cũng như gặp tác dụng phụ.
  • Nhịn ăn 6 giờ trước khi làm thủ thuật
  • Tuyệt đối không được hút thuốc khi nhập viện.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.

Những dấu hiệu cảnh báo bạn cần gặp bác sĩ sau đặt stent

Triệu chứng sau khi đặt stent có thể rất rõ ràng nhưng đôi khi lại mờ nhạt. Nhiều bệnh nhân tử vong bất thường vì không chú ý đến những dấu hiệu khác thường nhỏ. Vì vậy, đừng chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào dưới đây:

Nhồi máu cơ tim bởi sự xuất hiện của cục máu đông

Nhồi máu cơ tim do tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành rất phổ biến và nghiêm trọng, dễ dàng tước đi tính mạng bệnh nhân trong một vài giờ ngắn ngủi. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim dưới đây bạn hãy gọi cấp cứu ngay lập tức:

  • Đau ngực hoặc khó chịu ở ngực kéo dài trên 10 phút, không bớt sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc nitroglycerin
  • Đau hoặc khó chịu ở cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm, dạ dày
  • Nhịp tim bất thường hoặc đập nhanh hơn 120 nhịp/phút
  • Khó thở, thở hổn hển
  • Tê hoặc yếu đột ngột ở cánh tay hoặc chân đã luồn ống thông
  • Ngất xỉu
  • Toát mồ hôi lạnh
  • Mệt lả.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ

  • Chảy dịch mủ, vị trí luồn ống thông có màu đỏ hoặc nóng bất thường
  • Cảm giác lạnh, tê, ngứa ran, đau nghiêm trọng hoặc sưng quá mức ở vết thương.
  • Có một khối u to cỡ quả bóng golf ở bẹn hoặc khối u nhỏ ở cổ tay
  • Sốt.

Xuất huyết do thuốc chống đông

Sau khi đặt stent bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống đông máu. Nhóm thuốc này có thể gây xuất huyết. Vì vậy nếu bạn có các dấu hiệu như vết bầm tím dưới da mặc dù không bị chấn thương hoặc chỉ va đập rất nhẹ; đi ngoài phân đen, nôn ra máu… hãy tái khám hoặc liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

Cac-vet-bam-tim-duoi-da-co-the-la-dau-hieu-cua-tinh-trang-xuat-huyet-sau-dat-stent

Các vết bầm tím dưới da có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết sau đặt stent

Phòng chống tái tắc hẹp - mục tiêu quan trọng giúp sống khỏe với stent mạch vành

Tái tắc hẹp stent xảy ra ở hơn 30% người bệnh đặt stent mạch vành sau 1 năm điều trị. Vì vậy, bạn cần có những giải pháp dài hạn để phòng chống biến chứng này. Cụ thể là:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Hạn chế ăn mỡ, muối và các chất đường bột trong lựa chọn thức ăn cho người đặt stent mỗi ngày; tập thể dục đều đặn vừa sức 30 phút mỗi ngày; tránh căng thẳng, lo âu; giảm thiểu rượu bia và tuyệt đối không hút thuốc lá.
  • Dùng thuốc đúng chỉ định: Sử dụng các loại thuốc chống đông, thuốc giảm mỡ máu, thuốc giãn mạch… đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám thường xuyên.
  • Sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên: Đây được coi là giải pháp hỗ trợ cho bệnh nhân sau đặt stent mạch vành được ưu tiên nhiều trong thập kỷ qua nhờ hiệu quả vượt trội và độ an toàn. Năm 2014, Tạp chí khoa học Toàn cầu tại Canada có đăng tải kết quả nghiên cứu về lợi ích của sản phẩm Tpbvsk Ích Tâm Khang với bệnh nhân tim mạch. Ích Tâm Khang giúp giảm xơ vữa mạch; giảm đau thắt ngực, khó thở, phù.

Những tư vấn phía trên của các chuyên gia tim mạch hy vọng đã giúp được Mai Phương cũng như những bệnh nhân khác tìm được lời giải cho câu hỏi “đặt stent có nguy hiểm không?” và nắm được lưu ý cần thiết để sống khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ với stent mạch vành.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.sharecare.com/health/implantable-medical-devices-heart/risks-of-having-a-stent

https://www.healthline.com/health/stent#complications

https://www.nhlbi.nih.gov/node/3805 

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận