Biến chứng suy tim khiến tình trạng tim ngày càng trở nên suy yếu và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều bộ máy trong cơ thể như hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu… làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sau đây là những biến chứng thường gặp của bệnh suy tim và các cách để ngăn ngừa suy tim tiến triển, phòng tránh biến chứng.

Phát hiện sớm 7 biến chứng suy tim giúp giảm thiểu rủi ro

Suy tim là tình trạng bệnh lý tim mạch nghiêm trọng, nếu không có phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời để ngăn ngừa bệnh tiến triển thì nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm là khó tránh khỏi. Các biến chứng suy tim có thể chia làm 2 loại là biến chứng tại tim và biến chứng trên các cơ quan khác.

Biến chứng tại tim

Trái tim bị suy yếu kéo theo một loạt các rối loạn liên quan đến chức năng tim, làm thay đổi nhịp tim và cấu trúc tim. Rối loạn nhịp tim và bệnh van tim là những biến chứng tại tim  thường gặp.

Rối loạn nhịp tim - biến chứng hay gặp ở người suy tim

Trong một trái tim bình thường, tâm nhĩ và tâm thất lần lượt co lại và giãn ra để đưa máu di chuyển qua các buồng tim và  tới cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Khi trái tim suy yếu, các buồng tim có thể không co lại vào đúng thời điểm dẫn đến tim có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc lúc nhanh lúc chậm. Rối loạn nhịp tim có thể khiến máu bị ứ lại, lâu ngày sẽ hình thành các cục máu đông gây ách tắc hệ thống mạch máu, làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi hoặc tắc mạch máu não dẫn đến đột quỵ.

Khi gặp phải biến chứng rối loạn nhịp tim với dấu hiệu lo lắng, hồi hộp, đánh trống ngực. Trong trường hợp này, trước mắt bạn nên hít sâu, thở ra từ từ, nhưng tránh hít quá sâu sẽ làm tăng nhu cầu oxy ở tim tăng gánh nặng cho tim. Tuy nhiên, thuốc điều trị vẫn là nền tảng do vậy nếu có triệu chứng này, nên trao đổi với bác sĩ để được kê thêm thuốc hoặc điều chỉnh lại liều thuốc, loại thuốc phù hợp hơn giúp ổn định nhịp tim. Điển hình như thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc chẹn beta giao cảm. . Trong trường hợp cơ thể không đáp ứng với thuốc điều trị thì đốt điện tim, đặt máy khử rung hay đặt máy tạo nhịp là những biện pháp can thiệp cần thiết.

Suy tim gây biến chứng rối loạn nhịp tim

Suy tim gây biến chứng rối loạn nhịp tim

Suy tim lâu dần sẽ gây ra bệnh van tim

Trái tim có bốn van đóng mở nhịp nhàng để điều khiển dòng máu vào và ra khỏi tim hoặc di chuyển giữa các buồng tim theo một chiều cố định. Khi tim suy yếu do sự thay đổi cấu trúc tim điều này sẽ làm ảnh hưởng tới dây chằng nối với van tim. Nếu tim giãn có thể gây hở van, cơ tim dầy lên thì có thể gây hẹp van tim. Trong các loại van thường chỉ có van 2 lá, van 3 lá dễ bị ảnh hưởng bởi cấu trúc tim thay đổi.

Khi van tim bị biến đổi, bên cạnh mục tiêu điều trị là trì hoãn tiến triển của suy tim, cải thiện triệu chứng, người bệnh cần phải ngăn sự thay đổi của cơ tim. Nếu cơ tim bị biến đổi nguyên nhân do huyết áp cao thì cần phải kiểm soát tốt huyết áp. Nếu tim suy là do hở van động mạch chủ, thay van tim có thể ngăn được sự dày thất. Bên cạnh đó, chế độ ăn và tập luyện cũng cần phải thay đổi để giảm gánh nặng cho tim. Ăn giảm muối, tránh gắng sức là điều cần ghi nhớ ở người bệnh suy tim.

Biến chứng suy tim lên các cơ quan khác

Suy tim không chỉ gây ra các biến chứng tại tim mà còn làm giảm lượng máu tới các cơ quan khác gây ra những tổn thương tại gan, thận, phổi, tiêu hóa…

Tổn thương thận

Thận có nhiệm vụ lọc và thải lượng nước dư thừa ra khỏi máu. Cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, thận cần được cung cấp một lượng máu cần thiết để hoạt động. Đối với bệnh nhân suy tim, trái tim không đủ sức để bơm máu đầy đủ tới tất cả các cơ quan nên sẽ ưu tiên máu tới các bộ phận quan trọng nhất là tim và não. Vì vậy, lượng máu tới thận bị giảm sút và nó sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ loại bỏ hết các chất thải ra khỏi máu. Nước bị tích lại trong cơ thể làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng gánh nặng cho tim dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp cao khiến tim phải hoạt động mạnh hơn nữa, tình trạng suy tim càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Phù nề chân, bụng, tăng cân bất thường là những triệu chứng điển hình của suy thận. Trong trường hợp này, ngoài việc sử dụng thuốc lợi tiểu thì người bệnh cần phải hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể, chế độ ăn giảm muối và chất đạm.

Thiếu máu

Thận có chức năng tiết ra erythropoietin (EPO), loại hormon này kích thích tủy xương sản sinh ra hồng cầu. Vậy nên, tổn thương thận do suy tim sẽ làm giảm nồng độ EPO trong cơ thể và gây ra hiện tượng thiếu máu. Người bệnh hay gặp phải các triệu chứng nhịp tim nhanh, mạnh, huyết áp thấp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu. Vì vậy, bạn cần bổ sung thêm sắt và acid folic cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau lá xanh và các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh… giúp hấp thụ sắt tốt hơn.

Tổn thương gan

Suy tim gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể, ứ trệ tuần hoàn máu từ các cơ quan trở về tim. Máu chảy ngược trở lại tĩnh mạch khiến bụng và gan có thể bị tích nước, sưng phù, lâu dần sẽ hình thành sẹo và dẫn đến bệnh xơ gan. Điều này làm giảm khả năng tiêu hóa ở người bệnh gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, lâu dần có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Giải pháp tốt nhất là chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu như khoai tây, chuối chín, thịt gà, cá, trứng, sữa…và chế biến những món ăn mà người bệnh yêu thích.

Rối loạn chuyển hóa gây tiêu cơ

Suy tim làm giảm lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cơ và chất béo. Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể bị mất cân, gầy gò, các cơ bắp trở nên nhỏ và yếu hơn rất nhiều. Lúc này, vật lý trị liệu có thể giúp ngăn ngừa teo cơ và lấy lại sức mạnh cho cơ. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ cơ bắp.

Tiêu cơ là một biến chứng của suy tim

Tiêu cơ là một biến chứng của suy tim

Phù phổi, thuyên tắc phổi

Một trái tim bị tổn thương, suy yếu sẽ không thể bơm máu ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả. Vì thế máu bị ứ lại ở phổi, làm tăng áp lực tĩnh mạch phổi khiến cho các chất lỏng thấm vào các túi khí gây ra tình trạng phù phổi, người bệnh cảm thấy khó thở. Ho là một phản xạ của bộ máy hô hấp để đẩy lượng chất lỏng dư thừa khỏi phổi nên người bệnh suy tim sung huyết thường hay ho khan kéo dài có thể kèm theo bọt nhầy, hơi hồng. Khi gặp phải biến chứng này, bạn cần phải kiểm soát tốt cân nặng và huyết áp của bản thân, chế độ ăn giảm muối và nước kết hợp với tập luyện thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn, giảm ứ trệ máu tại phổi.

Cách phòng ngừa biến chứng suy tim từ sớm để nâng cao sức khỏe

Theo thời gian, tình trạng suy tim sẽ trở nên tồi tệ hơn và đe dọa tới tính mạng người bệnh nếu không có biện pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng kịp thời.

Tuân thủ chỉ định điều trị

Đây là yếu tố tiên quyết trong phòng ngừa biến chứng suy tim. Người bệnh cần phải uống đủ thuốc, đủ liều và nhớ uống đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc, giảm liều hay bỏ liều vì điều đó có thể khiến tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ đe dọa đến tính mạng.

Nếu gặp phải những tác dụng không mong muốn của thuốc như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều chỉnh thuốc phù hợp.

Điều chỉnh lối sống khoa học

Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, các phương pháp dự phòng như giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh kết hợp với tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

- Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, ăn giảm muối và tăng cường các vitamin và chất xơ có trong rau củ quả.

- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafein…

- Không thức khuya, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, khoa học.

- Hạn chế áp lực căng thẳng, stress, luôn giữ tinh thần vui vẻ, sảng khoái.

- Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút với các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội… sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, phát triển tuần hoàn bàng hệ, phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Lưu ý người bệnh nên tập với mức độ gắng sức vừa phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, không vận động quá sức.

Cải thiện sức khỏe trái tim bằng đông dược

Bên cạnh các thuốc điều trị tây y, người bệnh suy tim cũng có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm từ các loại thảo dược tốt cho tim mạch như Đan sâm, Hoàng đằng… giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Mặc dù không thể thay thế được thuốc điều trị, nhưng sản phẩm sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, ho, phù, đau tức ngực, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa động mạch, cải thiện tình trạng suy tim.

Hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của biến chứng suy tim sẽ giúp người bệnh nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ tốt chế độ điều trị cũng như có một lối sống lành mạnh, từ đó có thể cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

 

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/heart-failure-complications#1

https://www.uwhealth.org/health/topic/special/heart-failure-complications/tx4095abc.html

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận