Hầu hết các trường hợp phát hiện ra bệnh Parkinson thường ở giai đoạn sau, khi người bệnh có các biểu hiện co cứng cơ, run tay chân, hạn chế vận động. Do đó, việc điều trị trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn so với những người phát hiện ngay ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp được các nhà khoa học quan tâm sẽ chẩn đoán sớm được căn bệnh này và chẩn đoán bệnh Parkinson từ nước mắt là một điều khá thú vị.

Nước mắt của người bệnh Parkinson có gì đặc biệt?

Nghiên cứu do trường Đại học Nam California (USC), Los Angeles cho thấy sự khác biệt về chỉ số protein trong nước mắt của người bệnh Parkinson so với người bình thường. Tác giả nghiên cứu Mark F. Lew, giáo sư về thần kinh học lâm sàng của Trường Y khoa Keck của USC, cho biết: "Nếu như nước mắt có thể giúp các nhà thần kinh học phân biệt giữa những người có bệnh Parkinson và những người bình thường mà không cần can thiệp quá nhiều thì thực sự là rất thú vị". Ông cũng cho rằng sự khác biệt này rất hữu ích trong việc giúp chẩn đoán và thậm chí có thể phát hiện ra nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh Parkinson vì bệnh này thường khởi phát nhiều năm trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu chẩn đoán sớm bệnh Parkinson thông qua khứu giác, phản xạ hoặc thậm chí là nước bọt, nước tiểu người bệnh nhưng tất cả vẫn đang được nghiên cứu và chưa được áp dụng thực tiễn lâm sàng.

 Benh-Parkinson-co-the-duoc-chan-doan-som-nho-phan-tich-nuoc-mat

Bệnh Parkinson có thể được chẩn đoán sớm nhờ phân tích nước mắt 

Phát hiện này sẽ được trình bày tại cuộc họp thường niên lần thứ 70 của Học viện thần kinh học Hoa Kỳ , được tổ chức tại Los Angeles vào tháng 4 sắp tới. Hi vọng, đây sẽ là một bước đi mới có thể giúp con người dễ dàng và nhanh chóng chẩn đoán bệnh Parkinson.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/321015.php

Bình luận