Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm 2016 trên Tạp chí bệnh tiểu đường và biến chứng  cho thấy, có bằng chứng gắn kết giữa việc gia tăng nguy cơ mắc sỏi mật ở những người tiểu đường. Tuy nhiên, nguyên nhân của vấn đề này hiện vẫn chưa được làm rõ -  nhà nội tiết học, tiến sĩ Armand A. Krikorian – Trợ lý giáo sư y khoa tại trường Đại học Y khoa Case Western Reserve, Cleveland , Mỹ cho biết thêm.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm 2016 trên Tạp chí bệnh tiểu đường và biến chứng  cho thấy, có bằng chứng gắn kết giữa việc gia tăng nguy cơ mắc sỏi mật ở những người tiểu đường. Tuy nhiên, nguyên nhân của vấn đề này hiện vẫn chưa được làm rõ -  nhà nội tiết học, tiến sĩ Armand A. Krikorian – Trợ lý giáo sư y khoa tại trường Đại học Y khoa Case Western Reserve, Cleveland , Mỹ cho biết thêm.

Có nhiều lý thuyết về cách mà bệnh tiểu đường và kháng insulin nói chung ảnh hưởng đến sức khỏe túi mật. Người tiểu đường type 2 thường bị thừa cân và béo phì – một trong những yếu tố nguy cơ chính của sỏi mật. Béo phì làm tăng tiết cholesterol vào dịch mật, từ đó tích tụ lại tạo thành sỏi mật. Những người mắc tiểu đường cũng có mức cholesterol xấu cao hơn bình thường, cholesterol xấu cao tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên sỏi mật.

Một lý thuyết khác cho rằng sỏi mật  hình thành là hậu quả của tổn thương thần kinh tự động hoặc do biến chứng thần kinh ở người tiểu đường gây tổn thương dây thần kinh kiểm soát các hoạt động của ruột và túi mật. Theo nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí y khoa và nha khoa Quốc tế cho biết, dịch mật dự trữ trong túi mật không được hết xuống đường tiêu hóa vì dây thần kinh chi phối hoạt động của túi mật bị tổn thương và kết quả là dịch mật bị ứ lại, tạo điều kiện hình thành nên bùn mật, sỏi mật.

Người tiểu đường làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi mật

Về vấn đề người tiểu đường phải làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi mật, tiến sĩ Krikorian cho biết: Đối với người tiểu đường, kiểm soát bệnh tiểu đường là cách tốt nhất để phòng tránh sỏi mật và các bệnh túi mật khác. Lời khuyên hữu ích để giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bao gồm:

  • - Có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
  • - Dùng thuốc điều trị tiểu đường theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • - Theo dõi đường huyết thường xuyên để có sự điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống và điều trị.

Khi bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt thì nguy cơ mắc biến chứng thần kinh sẽ giảm, do đó giảm nguy cơ mắc sỏi mật.

 Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi mật

Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi mật

Những dấu hiệu nhận biết sỏi mật và cách điều trị

Người tiểu đường có nguy cơ cao mắc sỏi mật, bởi vậy, điều quan trọng là bạn phải nhận biết được các dấu hiệu của sỏi mật để từ đó có giải pháp điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu điển hình của sỏi mật gồm:

  • - Đau đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, cơn đau có thể kéo dài vài giờ
  • - Đau lan sang vùng bả vai hoặc dưới vai phải
  • - Cơn đau thường được kích hoạt sau khi ăn, đặc biệt khi ăn nhiều dầu mỡ.
  • - Buồn nôn hoặc nôn ói không rõ nguyên nhân.

Điều trị sỏi mật ở người tiểu đường:

Người tiểu đường thường gặp phải nhiều rủi ro khi phẫu thuật, kể cả phẫu thuật cắt túi mật – tiến sĩ Krikorian cho biết. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp khi sỏi mật đã gây biến chứng thì thường được khuyên là nên phẫu thuật cắt túi mật. Việc kiểm soát đường huyết sẽ không bị ảnh hưởng sau phẫu thuật cắt túi mật.

Nói tóm lại, dù có mắc tiểu đường hay không thì hầu hết mọi người đều có thể phòng tránh được sỏi mật và các bệnh túi mật bằng cách thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và quản lý tốt tình trạng sức khỏe của mình.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo: https://www.everydayhealth.com/gallbladder/gallbladder-problems-and-diabetes.aspx

Bình luận