Tôi được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ khi mang thai đứa con thứ 2. Tôi đã dùng insulin vào 2 tháng cuối thai kỳ, rất may khi sinh cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Nhưng liệu sau sinh tôi có mắc đái tháo đường type 2 không?

Chào bạn,

Thực tế, phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2 trong vòng 5 - 20 năm và mắc tiếp tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo. Do đó, sau khi sinh bạn cần tiếp tục kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn, luyện tập thể dục và duy trì cân nặng phù hợp.

Chế độ ăn khoa học cho bạn gồm: kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, sữa đặc, nước ngọt có gas và hạn chế các đồ béo, đồ nếp như mỡ, phủ tạng động vật, xôi, bánh chưng… thay vào đó nên tăng cường rau xanh, chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt. Điều chỉnh lại thói quen ăn vặt: nên ăn chia làm nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn chỉ một lượng vừa phải, hạn chế các đồ ăn vặt, ăn đêm. Tổng số năng lượng cần được chia đều cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ nhưng không nên ăn nhiều carbohydrat (đường, bánh kẹo, bánh mỳ, cơm…) vào buổi sáng.

Sau khi sinh, bạn nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 - 18 tháng đầu. Đái tháo đường thai kỳ không ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí, cho con bú còn giúp giảm nguy cơ trẻ mắc đái tháo đường khi lớn lên và nguy cơ mắc bệnh cho chính bạn.

Sau khi sinh, để xác định chính xác có mắc bệnh hay không, bạn nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm đường huyết. Nếu mắc đái tháo đường, bạn nên tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và dùng sớm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để phòng ngừa biến chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất sinh học thiên nhiên có trong các thảo dược chẳng hạn như Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn có khả năng làm giảm đề kháng insulin - nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ và hồi phục chức năng tuyến tụy - nơi tiết insulin. Nhờ đó mà chúng giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chúc bạn mạnh khỏe!

 

Bình luận