Mẹ tôi vừa tình cờ phát hiện có polyp túi mật kích thước 7 mm nhưng bác sỹ chỉ bảo theo dõi thêm. Tôi không yên tâm lắm, vậy cho tôi hỏi polyp túi mật 7mm có nguy hiểm không?

Chào bạn,
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, polyp là các tổ chức giả u hoặc u nhú bên trong niêm mạc túi mật. Đến 90% trường hợp là polyp lành tính. Tuy nhiên, những polyp có kích thước > 10 mm thì nguy cơ tiến triển thành ác tính khá cao.

Kích thước polyp túi mật của mẹ bạn tuy chưa đến mức nguy cơ cao chuyển thành ung thư, nhưng nếu polyp phát triển bất thường về số lượng và kích thước, (có thể tăng gấp 2-3 lần sau thời gian theo dõi từ 6 tháng – 1 năm), chân lan rộng, cấu trúc không đồng nhất thì nguy cơ gây ung thư khá cao. Tốt nhất, bạn nên đưa mẹ đi khám thường xuyên hơn, 3-6 tháng/ lần tối thiểu trong vòng 2 năm để theo dõi sự phát triển của polyp và tầm soát nguy cơ ung thư. Nếu sau 3-6 tháng tái khám, polyp có dấu hiệu chuyển biến ác tính hoặc xuất hiện các triệu chứng như đau, sốt tái phát thường xuyên… bạn nên đưa mẹ nhập viện và cắt túi mật sớm theo chỉ định của bác sỹ.

Hiện tại, chưa có thuốc điều trị nào làm tan polyp, tuy nhiên có khoảng 6-7% trường hợp polyp có thể gây cản trở lưu thông dịch mật, dẫn đến hiện tượng đau tức, khó chịu ở hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu hay biến chứng viêm túi mật, đường mật... Tình trạng này tăng lên khi ăn đồ ăn chiên xào, giàu cholesterol hay uống nhiều bia rượu, lúc này hệ thống gan mật phải làm việc cật lực dẫn đến tăng ứ trệ dịch mật và gây đau. Do đó, mẹ bạn nên hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất béo như thịt bò, lòng đỏ trứng, da và phủ tạng động vật, các sản phẩm được chế biến từ sữa chưa tách béo, các loại bánh kem, bánh ngọt và đồ ăn chế biến sẵn.

Song song với thay đổi chế độ ăn và lối sống, mẹ bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 8 thảo dược truyền thống như Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận