Cuối tháng 4 năm 2017, nghiên cứu đầu tiên khảo sát mối liên quan giữa việc tiêu thụ đồ uống có cồn và chứng rối loạn nhịp tim đã được đăng tải trên tạp chí Khoa học Tâm thần Châu Âu. Kết quả, các nhà khoa học cho biết, việc tiêu thụ rượu càng nhiều, nguy cơ bị rối loạn nhịp càng cao.

Phát hiện này của các nhà khoa học có ý nghĩa rất quan trọng, bởi chứng rối loạn nhịp tim, phổ biến nhất là rung nhĩ có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như suy tim và đột quỵ. Việc uống quá nhiều rượu trong một quãng thời gian ngắn cũng có thể gây ra "hội chứng heart holiday – hội chứng trái tim ngày nghỉ". Những người mắc hội chứng này có thể trước đó chưa phát sinh bất kỳ bệnh lý tim mạch nào, nhưng sau đó có thể bị rối loạn nhịp, đôi khi là rung nhĩ.

 Uong-nhieu-ruou-lam-tang-nguy-co-roi-loan-nhip-tim
Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim

Các nhà khoa học đã tập hợp 3028 người tình nguyện tham gia vào nghiên cứu trong vòng 16 ngày với sự giúp đỡ của các chuyên gia y học. Đối tượng nghiên cứu đã được cho uống rượu theo ngày, từ con số không đến số lượng tối đa cho phép theo quy định là ba gram rượu trên một kilogram máu. Tuổi trung bình là 35 và 30% số người tham gia là nữ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành ghi âm điện tim bằng điện thoại thông minh để theo dõi hoạt động của tim và họ đã sử dụng một máy thở để kiểm tra nồng độ cồn.

Tỷ lệ rối loạn nhịp tim trong dân số nói chung ước tính từ 1% -4%. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhịp tim ở 30,5% số người tham gia và 25,9% số nhịp tim này là nhịp tim xoang nhanh. Kết luận của nhóm nghiên cứu cho thấy: Nồng độ cồn trong máu tăng lên cho thấy nguy cơ loạn nhịp tim càng lớn.

Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét tác động của việc uống rượu thường xuyên trong 4131 người tham gia chương trình KORA. Trong nghiên cứu KORA, chỉ có 2,7% số người tham gia bị loạn nhịp tim, trong đó 0,4% có nhịp xoang nhanh. 

Nghiên cứu này không thể trực tiếp chứng minh rằng rung tâm nhĩ xảy ra liên tiếp ở những người nghiện rượu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các mối liên hệ mạnh mẽ với nhịp nhanh xoang và với những rối loạn trong sự thay đổi nhịp tim tự nhiên trong chu kỳ thở, được gọi là nhịp xoang hô hấp. Nhịp tim xoang hô hấp phản ánh sự mất cân bằng trong hệ thần kinh tự động - hệ thống kiểm soát các hoạt động ngoại ý của cơ thể, trong đó có nhịp tim và nhịp thở.

Tiến sĩ Brunner nói thêm: "Nghiên cứu của chúng tôi đang được tiếp tục và một số nghiên cứu tiếp theo đang được tiến hành, đặc biệt là chúng tôi cần định lượng dài hơn về mối quan hệ của rung nhĩ và tiêu thụ rượu”.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2017/04/170426093312.htm

Bình luận