Hệ tim mạch là cơ quan kết nối với tất cả các bộ phận của cơ thể, và tất nhiên là không ngoại trừ răng và lợi. Sức khỏe răng miệng tốt giúp cải thiện tim mạch của bạn, đặc biệt là ở những người đang bị tăng huyết áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh này.

Hệ tim mạch là cơ quan kết nối với tất cả các bộ phận của cơ thể, và tất nhiên là không ngoại trừ răng và lợi. Sức khỏe răng miệng tốt giúp cải thiện tim mạch của bạn, đặc biệt là ở những người đang bị tăng huyết áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh này.

Gần 30% người Mỹ trên 18 tuổi đang đối phó với tình trạng tăng huyết áp, bệnh có thể gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, suy tim, suy thận. Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) đã chỉ rằng những người bị cao huyết áp điều trị bệnh nướu răng (viêm nướu răng) hoặc viêm nha chu sẽ giúp giảm huyết áp.

Duy trì mức huyết áp thích hợp (120/80 mmHg hoặc thấp hơn) là điều cần thiết cho sức khỏe. Phòng ngừa bệnh viêm nướu và viêm nha chu cũng góp phần nào đó giúp cải thiện tình trạng bệnh tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy những người sau 6 tháng điều trị tích cực bệnh nướu răng, thì huyết áp đã giảm xuống ở gần mức cho phép.

Tại sao bệnh nướu răng gây ra huyết áp cao

Sưng là một trong số các triệu chứng điển hình của bệnh nướu răng, và thường gây ra bởi hiện tượng viêm - một đáp ứng để bảo vệ cơ thể. Viêm nhiễm trong cơ thể sẽ làm cản trở dòng máu chảy vào tim. Nếu bạn bị bệnh nướu răng, có thể ban đầu sẽ viêm từ trong miệng sau đó tới các phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, ở bất cứ nơi nào, điều này cũng đều không tốt cho huyết áp và sức khỏe tim mạch của bạn. Miệng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn là tác nhân chính gây viêm, gây tổn thương động mạch máu, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa, làm tăng nguy cơ đột qụy, nhồi máu cơ tim.

 Sưng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh nướu răng

Sưng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh nướu răng

Dấu hiệu bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng xảy ra với các dấu hiệu bao gồm: nướu đỏ, mềm, sưng, dễ chảy máu khi chải răng. Một dấu hiệu khác là nướu bị trụt xuống hoặc rời ra khỏi răng, làm răng trông có vẻ dài ra. Thêm vào đó một số người còn bị hơi thở có mùi hay vị giác khó chịu trong miệng, ngay cả khi bệnh chưa tiến triển trầm trọng. Nguyên nhân của bệnh nướu bao gồm vệ sinh nha khoa nói chung, hút thuốc, tiểu đường,…

Cách ngăn ngừa bệnh nướu răng

Để ngăn ngừa bệnh nướu răng và tăng huyết áp, việc khám răng miệng thường xuyên sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe răng lợi của mình. Hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu, vấn đề về răng miệng như chảy máu răng và các dấu hiệu nghi ngờ khác nên thực hiện một cuộc hẹn với bác sĩ nha khoa.

Đánh răng đúng cách hai lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa là cần thiết. Cũng nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride và nước súc miệng. Một số cách để ngăn ngừa bệnh về nướu răng và bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt như: không hút thuốc lá và giảm lượng cồn, giảm căng thẳng và dành thời gian để thư giãn.

Theo AHA, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu về tác động của sức khỏe răng miệng lên sức khỏe tim mạch nói chung và tình trạng huyết áp nói riêng. Dân tộc, tuổi tác và các yếu tố khác cần được mở rộng trong các nghiên cứu ở tương lai.

 Đối với người bệnh cao huyết áp bảo vệ răng miệng đồng nghĩa với việc kiểm soát huyết áp tốt hơn

Đối với người bệnh cao huyết áp bảo vệ răng miệng đồng nghĩa với việc kiểm soát huyết áp tốt hơn

Nếu bạn đang điều trị các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, đau tim hoặc đột qụy và nhận nhận thấy có sự bất thường về sức khỏe nha khoa của mình, hãy đi khám sớm để điều trị cả bệnh nướu răng. Bởi bệnh nướu răng và sức khỏe tim mạch có liên quan với nhau.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Link tham khảo: https://www.ourmidland.com/news/article/Haqqani-nbsp-Preventing-gum-disease-when-you-are-12798594.php

Bình luận