Sự khác biệt về giới tính nam – nữ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim, sau khi đã loại bỏ các biến cố tim mạch ở cả 2 giới. Thông tin được đưa ra trên bản tin về nhịp tim của Cecilia Linde - giáo sư Tim mạch tại Viện tim mạch - Bệnh viện Đại học Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển.

Phụ nữ và nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhịp tim    

Ngày càng có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng giới tính là yếu tố quyết định chính của tỷ lệ mắc, nguyên nhân và đặc điểm trên lâm sàng của người bệnh rối loạn nhịp tim. Đồng thời, có sự, sự khác biệt giới tính cũng thể hiện trong kết quả và mức độ đáp ứng điều trị bệnh này.

Điển hình nhất nói lên sự ảnh hưởng của giới tính lên bệnh loạn nhịp tim chính là thời gian QT trên điện tâm đồ ở nữ giới kéo dài hơn so với nam giới. Sự khác biệt này xảy ra chủ yếu ở tuổi dậy thì và trở nên không rõ rệt sau thời kỳ mãn kinh. Hiện tượng này là nguyên nhân khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị nhịp dạng nhanh thất nguy hiểm là xoắn đỉnh trong hội chứng LQT, đặc biệt khi phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ hoặc 9-12 tháng sau sinhm do căng thẳng, thiếu ngủ và không dùng thuốc điều trị trong suốt thai kỳ.

 Phu-nu-co-nguy-co-cao-bi-roi-loan-nhip-nhanh-tren-that-gap-2-lan-nam-gioi

Phụ nữ có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp nhanh trên thất gấp 2 lần nam giới

Phụ nữ cũng có nguy cơ mắc phải các dạng rối loạn nhịp tim sau gần gấp đôi so với nam giới, bao gồm: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất (AVNRT), nhịp nhanh vào lại nhĩ thất thể orthodromic, rung thất, nhịp nhanh kịch phát… Nhưng phụ nữ thường lo âu và chất lượng cuộc sống thấp hơn nam giới nên họ có nguy cơ cao bị chẩn đoán nhầm là rối loạn hoảng sợ.

Đáp ứng điều trị rối loạn nhịp tim của phụ nữ kém hơn nam giới

Mặc dù nguy cơ mắc bện rung nhĩ, bệnh mạch vành thấp hơn nam giới, nhưng phụ nữ ít có cơ hội được áp dụng các biện pháp kiểm soát nhịp tim hơn so với nam giới (liệu pháp phục hồi nhịp tim – cardioversion, khử rung qua tĩnh mạch phổi), và nhiều khả năng phải cắt đốt nút nhĩ thất để điều trị rối loạn nhịp tim.

Khi được điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp tim, phụ nữ có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng bất lợi đe dọa tính mạng hơn và gặp phải biến chứng nhịp tim chậm, cần đặt máy tạo nhịp tim.

Về nguy cơ huyết khối, nữ giới bị rung nhĩ có nguy cơ cao bị đột quỵ nếu họ có các yếu tố nguy cơ bị đột quỵ khác như cao huyết áp, bệnh mạch vành…, kể cả khi họ đáp ứng tốt với thuốc chống đông máu. Bệnh nhân nữ bị rung nhĩ khi gặp phải cơn đột quỵ cấp tính có mức độ bệnh nặng hơn, nguy cơ khuyết tật vĩnh viễn cao hơn nam giới mắc rung nhĩ.

Khi được chỉ định đốt điện tim điều trị rung nhĩ, phụ nữ dễ gặp phải nhiều biến chứng hơn nam giới, bao gồm vỡ hoặc chèn ép mạch máu.

 Phu-nu-cung-co-nguy-co-cao-gap-bien-chung-khi-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim

Phụ nữ cũng có nguy cơ cao gặp biến chứng khi điều trị rối loạn nhịp tim

Trong các nghiên cứu ngẫu nhiên về liệu pháp điều trị tái đồng bộ tim (CRT) và cấy máy khử rung tim (ICD) cho thấy phụ nữ được hưởng lợi ích từ ICD nhiều hơn CRT. Mặc dù phụ nữ có tỷ lệ sốc thấp hơn nam giới nhưng yếu tố giới tính không ảnh hưởng khi điều trị bằng các phương pháp này.

Tuy nhiên, để có kết luận chắc chắn hơn về sự khác biệt giới tính trong nguy cơ mắc bệnh và đáp ứng điều trị rối loạn nhịp tim, nhóm nghiên cứu cần tiến hành trên số lượng lớn hơn nữa, kèm theo tỷ lệ cân bằng giữa nam và nữ tương ứng mắc bệnh.

Mặc dù đây là kết quả nghiên cứu bước đầu nhưng nó mang lại nhiều lợi ích, giúp các nhà khoa học và bác sỹ điều trị có cái nhìn toàn diện hơn về tỷ lệ mắc bệnh rối loạn nhịp tim ở nữ giới, phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị chính xác. Đồng thời, kết quả này cũng giúp phụ nữ có các biện pháp chăm sóc sức khỏe tim mạch, loại bỏ yếu tố nguy cơ và xây dựng lối sống lành mạnh để duy trì nhịp tim ổn định hơn.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn: https://cardiacrhythmnews.com/how-gender-impacts-pathophysiology-treatment-of-cardiac-arrhythmia/ 

Bình luận