Biến chứng nha chu trong bệnh tiểu đường do đường huyết tăng cao làm giảm khả năng bảo vệ nướu nên vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị viêm nha chu cao gấp 2,8-3,4 lần so với người không mắc bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Bệnh nha chu chủ yếu có 2 dạng:

- Viêm nướu (viêm lợi) và viêm nha chu (viêm quanh răng).

- Viêm nướu có thể tồn tại lâu dài mà không nặng thêm.

Nhưng từ tuổi 35-45 trở đi, viêm nướu có thể nặng thêm và trở thành viêm nha chu. Nguyên nhân của sự thay đổi này là vì người có tuổi thường bộc lộ nguyên nhân do gene (di truyền) hoặc một số bệnh khác như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nha chu là do vi khuẩn ở trong miệng. Hầu hết các loại vi khuẩn của viêm nướu và viêm nha chu đều có trong mảng bám (bựa) và trong cao răng. Với số lượng lớn, chúng gây ra sâu răng, viêm nướu hoặc viêm nha chu. Trong trường hợp bị suy giảm miễn dịch, bệnh đái tháo đường hoặc bị nhiễm HIV…, dù với số lượng nhỏ, các vi khuẩn này vẫn có thể gây ra bệnh răng, cụ thể là viêm nha chu.

Benh-nha-chu-o-nguoi-benh-tieu-duong

Bệnh nha chu ở người bệnh tiểu đường

Tác động của bệnh đái tháo đường lên nha chu

Những thay đổi ở thận, võng mạc và ở những mạch máu nhỏ quanh dây thần kinh trong bệnh đái tháo đường đều có thể xảy ra ở mô nha chu. Đặc biệt ở nướu, các mạch máu nhỏ bị tăng bề dày thành vách đưa đến hẹp lòng mạch, làm giảm oxygen khuếch tán và giảm cung cấp dinh dưỡng. Việc tăng LDL đặc biệt phổ biến ở bệnh đái tháo đường tuýp 2, có thể tạo ra những thay đổi trong hệ các mạch máu nhỏ của nướu.

Nói tóm lại, đường huyết tăng trong bệnh đái tháo đường làm giảm khả năng bảo vệ ở nướu nên vi khuẩn dễ tấn công hơn và dễ gây ra viêm nha chu hơn.

Viêm nha chu gây khó cho việc kiểm soát đường huyết

Trong lúc bệnh đái tháo đường tác động có ý nghĩa trên mô nha chu thì thực tế cũng cho thấy rằng, tiềm năng của nhiễm khuẩn nha chu (viêm nha chu) ảnh hưởng ngược trở lại việc kiểm soát đường huyết. Việc điều trị viêm nha chu không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm mà còn có tác động tích cực trên kiểm soát đường huyết. Một nghiên cứu của Đại học Y Dược TP HCM, cho thấy, các bệnh nhân đái tháo đường sau khi được điều trị viêm nha chu đều thấy đường huyết giảm đáng kể, có trường hợp trở lại bình thường.

Sau thời gian điều trị tại các cơ sở nha khoa, bệnh nhân đái tháo đường cần duy trì nghiêm ngặt vệ sinh răng miệng để không còn mảng bám vi khuẩn (hoặc càng ít càng tốt). Cần đánh chải răng bằng bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa và dùng thêm các thuốc súc miệng. 

Sức Khỏe & Đời Sống

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận