Cho dù mới được chẩn đoán hoặc đã mắc bệnh tiểu đường lâu năm, bạn đều có chung một mong muốn đó là làm cách nào để giảm lượng đường trong máu nhanh chóng, hiệu quả lâu dài. Bởi đã không ít lần, bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Đường máu lên quá cao, hoặc trồi sụt thất thường khiến bạn rất dễ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh trên tim, mắt, thận, thần kinh… Nếu bạn đang phải đứng trước khó khăn này, đừng bỏ qua những lời khuyên bổ ích ngay dưới đây.

4 mẹo ăn uống giúp làm giảm lượng đường trong máu lâu dài

Không có một chế độ ăn cụ thể nào dành cho tất cả người tiểu đường. Tuy nhiên, nắm bắt được 7 mẹo ăn uống và lựa chọn thực phẩm này, bạn sẽ chẳng còn lo đường huyết tăng cao.

Ăn nhiều chất đạm (protein) hơn

Nếu bạn ăn nhiều chất bột, đường và ít chất đạm, thức ăn sẽ được tiêu hóa nhanh hơn, khiến đường huyết tăng cao. Khi đó, tuyến tụy buộc phải tăng làm việc để tiết đủ lượng insulin, về lâu dài tuyến tụy dễ bị suy kiệt.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cách đơn giản nhất để tránh đường máu tăng cao sau ăn, đó là cắt giảm chất bột, đường và ăn nhiều chất đạm hơn. Lý do bởi vì chất đạm giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó làm chậm hấp thu đường vào máu. Cá, thịt gia cầm, đậu hũ, các loại hạt, sản phẩm từ sữa tách béo là nguồn cung cấp chất đạm tuyệt vời.

Đa dạng trong việc lựa chọn thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Ăn các thực phẩm có chỉ số GI – chỉ số đường huyết thực phẩm trung bình và thấp

Bạn nên hạn chế các thực phẩm có chỉ số GI cao trên 70 gồm: bánh mỳ trắng, xôi, gạo nếp, đường… bởi chúng khiến đường huyết tăng cao sau ăn. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều hơn nhóm có chỉ số GI thấp dưới 55: cám gạo tấm, đậu xanh, khoai lang trắng, rau xanh, cải bắp, xà lách, súp lơ xanh, cà rốt tươi, cà tím, ớt đỏ, hành tây, nấm, đậu hà lan, dưa chuột, xà lách, bưởi, đào, táo, cam, xoài, chuối, nho xanh, lê, mơ…

Biết chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) có thể giúp bạn kiểm soát chế độ ăn khoa học hơn, chứ không phải cứ chọn thực phẩm có chỉ GI thấp là tốt. Một chế độ ăn khoa học cần có cả thực phẩm có chỉ số GI và chỉ số GI cao.

Lựa chọn nguồn chất béo tốt

Bạn không thể kiêng hoàn toàn chất béo, bởi đây là thành phần cấu tạo chủ yếu của các tế bào và các loại hormon. Nhưng thay vì việc lựa chọn nguồn chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo trans…) bạn nên chọn nguồn chất béo tốt từ thiên nhiên như: dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành, trái bơ.

Đừng quên bỏ bữa sáng

Nhiều người quan niệm sai lầm rằng muốn giảm cân thì cần bỏ bữa ăn sáng. Điều này có thể gây ra hạ đường huyết cấp tính vô cùng nguy hiểm với người tiểu đường. Mặt khác, việc nhịn ăn sáng sẽ thúc đẩy cơ thể tăng tạo năng lượng từ các mô mỡ, các tế bào cơ bắp sản sinh ra rất nhiều chất có hại. Vì vậy, đừng bỏ qua bữa sáng lành mạnh với vài miếng bánh mì đen ăn cùng rau củ, một củ khoai lang cỡ vừa hoặc một cốc bột yến mạch không thêm đường sữa.

Tập thể dục giúp làm giảm đường trong máu bền vững

Luyện tập thể dục thể thao sẽ chuyển đổi đường thành năng lượng, giúp các tế bào cơ thể nhạy cảm với insulin hơn và giảm lượng mỡ thừa.

Tập thể dục đều đặn là cách hiệu quả nhất làm giảm đề kháng insulin

Bạn nên kiểm tra mức đường huyết bằng máy đo cầm tay trước, trong và sau khi tập luyện để tránh hạ đường huyết.

  • Khi lượng đường trong máu thấp hơn 100 mg/dL (5.6 mmol/L), bạn nên ăn vặt như trái cây hoặc bánh quy để tránh hạ đường huyết.
  • Bạn không nên tập luyện nếu mức đường huyết vượt quá 300 mg/dL (16.7 mmol/L). Trong trường hợp này, bạn nên chờ trong thời gian 30 - 60 phút, nếu đường huyết trở về mức an toàn bạn có thể tập luyện bình thường.

Tốt nhất, bạn nên tập luyện vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày một tuần. Thực hiện các bài tập ưa thích, nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, bơi lội, hoặc đi xe đạp.... Điều đó sẽ giúp bạn gắn bó lâu dài với việc tập luyện.

Trong trường hợp bạn có biểu hiện bất thường như mệt mỏi, đau ngực, đột nhiên khó thở, hay bị phồng giộp hoặc đau ở bàn chân, bạn cần phải ngừng tập thể dục và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Dùng thuốc hạ đường huyết – chiến lược cuối cùng trong việc kiểm soát đường máu

Thuốc, chế độ ăn và luyện tập không thể thiếu để làm giảm lượng đường trong máu 

Tùy từng giai đoạn tiến triển của bệnh, các bệnh mắc kèm, mức đường huyết hiện tại mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc hạ đường huyết khác nhau, nhằm kiểm soát đường máu hiệu quả. Các thuốc này có thể giúp ức chế hấp thu tinh bột tại ruột, thúc đẩy tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng cường hoạt động của insulin hoặc bổ sung insulin trực tiếp. Việc sử dụng thuốc là cần thiết, tuy nhiên, sử dụng dài ngày cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần uống thuốc đúng chỉ định, khi có những dấu hiệu bất thường, cần gọi điện cho bác sĩ để hỏi ý kiến mà không được dừng thuốc đột ngột.

Người bệnh cũng có thể kết hợp thuốc tây y với các sản phẩm từ thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn. Ưu điểm khi dùng thảo dược đó là hỗ trợ đường huyết ổn định bền vững, từ đó giúp người bệnh có thể hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc tây y hoặc hạn chế nhờn thuốc, tăng liều hoặc chuyển sang thuốc tiêm. Bên cạnh đó, những thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn còn được đánh giá cao về tác dụng hỗ trợ phòng ngừa sớm và cải thiện biến chứng tiểu đường.

Để tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp giảm đường huyết từ thảo dược, bạn hãy gọi điện đến chuyên gia theo số:

ITK-219.png

Chiến lược làm giảm lượng đường trong máu đã có, các bước đi đã được vạch sẵn, nhưng việc thực hiện như thế nào, hiệu quả đạt được ra sao lại phụ thuộc vào chính bạn. Do vậy, đừng bỏ cuộc khi chưa đến thành công, chỉ cần làm theo kế hoạch đã có, bạn hoàn toàn có thể “khống chế” được bệnh tiểu đường.

 

Trích nguồn: naturallivingideas.com, healthline.com, everydayhealth.com

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận