Lượng đường trong máu cao cũng gây ra nhiều vấn đề tương tự hạ đường huyết. Nếu bạn thường xuyên có 11 triệu chứng tăng đường huyết sau, rất có thể bạn đã mắc tiểu đường.

Chúng ta nhận được đường từ thực phẩm và hầu hết các thực phẩm đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu dù theo cách này hay cách khác. May mắn thay, lượng đường trong máu cao không phải lúc nào cũng khiến bạn lo lắng. Bởi lẽ, khi bạn ăn thực phẩm có đường hoặc tinh bột, tuyến tụy sẽ tạo ra lnsulin để đưa đường vào tế bào. Phần đường còn lại được cơ thể dự trữ trong gan hoặc đào thải qua nước tiểu. Ở những người khỏe mạnh, hệ thống này hoạt động rất tốt và lượng đường nhanh chóng được điều tiết về mức bình thường. Nhưng nếu bạn đã bị kháng insulin (tiền tiểu đường) hoặc mắc tiểu đường, đường không vào được tế bào sẽ gây tăng đường huyết.

11 triệu chứng tăng đường huyết phổ biến

1. Mệt mỏi.

Cảm giác mệt mỏi có thể xảy ra khi đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp. Tuy nhiên, đừng chỉ nghĩ rằng mình có thể bị hạ đường huyết. Mệt mỏi thường xuyên cũng cảnh báo bạn cần tiến hành xét nghiệm máu để biết mình có mắc tiểu đường hay không.

2. Nhức đầu

Nhức đầu là dấu hiệu tăng đường huyết cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xảy ra trong các bệnh lý khác. Nếu bạn bị nhức đầu thường xuyên, bạn nên tới bác sĩ thăm khám.

3. Đi tiểu thường xuyên

Cơ thể đào thải đường trong máu qua nước tiểu. Nếu lượng đường trong máu tăng, thận sẽ cần nhiều nước để pha loãng lượng đường này. Hậu quả là khối lượng nước tiểu lớn khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, quá nhiều glucose gây tổn thương các mạch máu tại thận, khiến cho quá trình lọc máu kém hiệu quả hơn cũng làm tăng số lần đi tiểu trong ngày.

Tiểu nhiều, đói nhiều, khát nhiều là 3 triệu chứng tăng đường huyết đặc trưng.

Tiểu nhiều, đói nhiều, khát nhiều là 3 triệu chứng tăng đường huyết đặc trưng.

4. Mờ mắt.

Đường huyết cao ảnh hưởng đến mắt theo 2 cách:

  • Kéo nước vào ống kính gây mờ mắt tạm thời (tăng đường huyết cấp).
  • Tổn thương mạch máu (bệnh võng mạc tiểu đường) gây giảm thị lực.

Do đó, nếu bạn bị mờ mắt kèm theo một vài biểu hiện tăng đường huyết khác, đừng bỏ qua nguy cơ bạn đã mắc tiểu đường.

5. Khát và khát.     

Khát là một triệu chứng của tăng đường huyết đi kèm tiểu nhiều. Nếu bạn không xử trí kịp thời, các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn trong vài ngày hoặc vài tuần.

Ngoài 5 triệu chứng trên, đường huyết cao có thể gây ra:

6. Khó tập trung.

7. Khô miệng.

8. Đói nhiều.

9. Lẫn lộn.

10. Khó thở.

11. Đau bụng.

Làm gì khi bị các triệu chứng tăng đường huyết?

Khi có các triệu chứng tăng đường huyết, bạn nên đi xét nghiệm máu (đường huyết lúc đói, HbA1c) 2 lần cách nhau từ 1 – 7 ngày để loại trừ nguy cơ tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm thêm xét nghiệm miễn dịch để chẩn đoán chính xác tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2.

Các phương pháp xử trí tăng đường huyết

Dùng thuốc

Với trường hợp tiền tiểu đường, đa số người bệnh chưa cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên nếu bạn đã được chẩn đoán tiểu đường, thuốc là chỉ định bắt buộc. Tùy theo mức đường huyết, HbA1c và loại tiểu đường, bạn sẽ được kê đơn thuốc uống/ thuốc tiêm, 1 thuốc hoặc nhiều thuốc cùng lúc. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần dùng đúng chỉ định, không tự ý bỏ thuốc hay tăng liều.

Ăn uống và tập luyện lành mạnh

Một cách đơn giản để loại bỏ các dấu hiệu tăng đường huyết là tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ăn rau xanh, trái cây ít đường và ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lức…). Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá nhiều trong một bữa. Để tính lượng thực phẩm nên ăn, bạn có thể áp dụng quy tắc bàn tay Zimbabwe sau:

Cách tính lượng thức ăn khoa học cho người có triệu chứng đường tăng huyết cao.

Cách tính lượng thức ăn khoa học cho người có triệu chứng đường tăng huyết cao.

Sử dụng thảo dược giảm đường huyết

Xu hướng điều trị tăng đường huyết hiện nay là kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Hoài Sơn, Mạch Môn, Câu kỷ tử… Mặc dù không thay thế hoàn toàn được thuốc điều trị nhưng những sản phẩm hỗ trợ này có tác dụng nâng cao hiệu quả ổn định đường huyết, bảo vệ hệ mạch máu và thần kinh của cơ thể và phòng ngừa biến chứng do tiểu đường gây ra.

ITK-219.png

Hy vọng với các thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn sẽ biết cách nhận biết sớm các triệu chứng tăng đường huyết và có biện pháp xử trí kịp thời.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây.

Tham khảo: https://www.self.com/story/signs-of-high-blood-sugar

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận