Tốc độ gia tăng bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang nhanh nhất thế giới, gây ra những gánh nặng về vật chất và thể chất cho ngành y tế.

Tốc độ gia tăng bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang nhanh nhất thế giới, gây ra những gánh nặng về vật chất và thể chất cho ngành y tế.

Tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ai trong chúng ta cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này, vì bên cạnh các yếu tố khách quan do di truyền, sắc tộc, môi trường địa lý,...nó là hệ quả trực tiếp mang lại do các thói quen sống chưa lành mạnh.

Ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp với thực phẩm ăn nhanh, ít dinh dưỡng và quá thừa năng lượng, kèm theo áp lực công việc và cuộc sống, tình trạng căng thẳng (stress) kéo dài,... đều là những nhân tố tác động đến khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Tiến triển âm thầm, cùng tỉ lệ tử vong cao (khoảng 6 người bệnh tử vong/phút trên toàn cầu), tiểu đường vẫn được xem như "kẻ giết người thầm lặng" của toàn nhân loại thời hiện đại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và con số này đang tiếp tục tăng lên. Ước tính đến cuối năm nay, con số này sẽ là 221 triệu, năm 2025 sẽ lên đến 330 triệu (gần 6% dân số toàn cầu).

Việt Nam – nước có tỉ lệ gia tăng đái tháo đường nhanh nhất thế giới

Toc-do-gia-tang-tieu-duong-o-Viet-Nam-cao-nhat-the-gioi

Tốc độ gia tăng tiểu đường ở Việt Nam cao nhất thế giới

Riêng tại nước ta, theo GS. VS Phạm Song – nguyên Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam (nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế): "Việt Nam có 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng trong đó có đến 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh. Với tỉ lệ bệnh nhân tăng từ 8-10%/năm, Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới".

Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nước ta chiếm khoảng trên 4% dân số, gần 10% dân số khác mắc tiền ĐTĐ và thực trạng này vẫn đang gia tăng rất nhanh. Theo PGS. TS. Tạ Văn Bình, Viện trưởng Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa: "Số người mắc bệnh được điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong những năm gần đây gia tăng rất nhiều. Năm 2003, số bệnh nhân được điều trị nội trú chỉ là 2.480, con số này đã tăng lên 7.301 vào năm 2007, và số lượt bệnh nhân đến khám tăng từ 53.042 lên 211.889 người. Tuy nhiên, đây chỉ chiếm con số nhỏ, vì số người mắc bệnh mà không biết mình mắc bệnh đang chiếm tới 65%. Có tới hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng, chỉ có khoảng 8% số bệnh nhân phát hiện được bệnh khi khám sức khoẻ định kỳ. Do phát hiện bệnh muộn, đến bệnh viện muộn, đã dẫn tới chi phí cho mỗi đợt điều trị của bệnh nhân rất tốn kém, từ 500.000đ - 20 triệu đồng".

Ý thức phòng và điều trị bệnh tiểu đường còn rất kém

Trong khi đó, theo nghiên cứu trên các bệnh nhân tiểu đường, số bệnh nhân chưa tuân thủ chế độ ăn vẫn chiếm tới 33%; có tới 26,6% gia đình không khám, kiểm tra các xét nghiệm để phát hiện biến chứng sớm, tỷ lệ bệnh nhân bỏ thuốc điều trị cao, trong đó bệnh nhân được cấp thuốc điều trị lại bỏ nhiều hơn bệnh nhân tự mua thuốc điều trị... khiến cho tình hình tiểu đường ngày càng khó kiểm soát hơn. Chi phí điều trị tiểu đường chiếm khoảng 6% ngân sách của ngành y tế trong một năm, hầu hết chi phí điều trị tập trung cho biến chứng của tiểu đường như tim mạch, tai biến mạch máu não, mù lòa, hoại tử chi, suy thận... gây ra.
Có thể nói tỉ lệ bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng nhanh như hiện nay, một phần do lối sống với chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và nhận thức của cộng đồng về phòng chống bệnh còn rất hạn chế. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo, tại các nước đang phát triển như nước ta cần xây dựng kế hoạch giáo dục quần chúng về ý thức phòng bệnh và việc thay đổi lối sống để ngăn chặn ĐTĐ, loại bệnh đang được cho là đại dịch của toàn nhân loại.

DS.Thu Thảo

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận