Biến chứng tiểu đường bao gồm nhiều loại như biến chứng trên võng mạc ở mắt, thận, bàn chân hoặc tim mạch… Các biến chứng này đều khá phổ biến và hầu hết người bệnh đã có kiến thức phòng ngừa kiểm soát. Trong khi đó, rất ít người biết đến bệnh nha chu cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Nha chu là bệnh lý viêm nhiễm mạn tính của mô nướu và các mô nâng đỡ của răng, với các triệu chứng thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ bị sinh mủ, chảy máu, tiêu xương ổ răng, răng lung lay và tệ hơn là rụng răng. Ước tính người bệnh tiểu đường có khả năng bị nha chu cao gấp 2,8 đến 3,4 người bình thường.

1. Thật sự có biến chứng răng miệng do bệnh tiểu đường?

Theo nhiều thống kê cho thấy có sự liên quan giữa bệnh nha chu và tiểu đường. Có thể lý giải cho trường hợp nha chu do biến chứng tiểu đường này như sau:

- Người tiểu đường dễ bị tổn thương mạch máu bao gồm cả mạch máu vùng nướu xung quanh răng. Khi các mạch máu bị tổn thương, do lượng đường huyết cao là môi trường màu mỡ cho vi sinh vật phát triển, dễ dàng sinh ra nhiễm trùng.

- Mạch máu bị tổn thương gây nên lưu dẫn máu nuôi nướu răng kém, vùng viêm nhiễm không có đủ dinh dưỡng càng khó lành hơn.

Ngoài ra, cũng như hầu hết các trường hợp nhiễm trùng khác, bệnh nha chu gây viêm nhiễm nặng nề tổ chức xung quanh răng, cũng có thể là một yếu tố tác động ngược gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Bệnh nha chu – biến chứng tiểu đường thường gặp trên răng miệng
Bệnh nha chu – biến chứng tiểu đường thường gặp trên răng miệng

2. Chăm sóc răng miệng ở người bệnh tiểu đường - phòng ngừa biến chứng nha chu

Cũng như tất cả các biến chứng tiểu đường khác, đối với nha chu, trước hết cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu làm hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời, để ngăn ngừa gây hại cho răng nướu, người bệnh tiểu đường cần có kế hoạch chăm sóc răng miệng riêng, với ít nhất 6 bước như sau:

- Kiểm soát tốt đường huyết: Đường huyết ổn định làm giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng và các vấn đề nha khoa khác.

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: Như lời khuyên của tất cả các chuyên gia nha khoa, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Vệ sinh răng miệng ngăn ngừa môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

- Xỉa răng bằng chỉ nha khoa hằng ngày: Dùng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ tốt các mảng bám kẽ răng, tăng cường vệ sinh tốt răng miệng.

Chăm sóc răng miệng thường xuyên giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên răng miệng
Chăm sóc răng miệng thường xuyên giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên răng miệng

- Lên kế hoạch khám răng định kỳ: Đối với người bệnh tiểu đường, cần có một kế hoạch khám răng đều đặn và chăm sóc răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần, nhằm phát hiện sớm các bất thường về răng nướu để có hướng điều trị tốt.

- Thông báo cho nha sĩ biết về bệnh tiểu đường của bạn: Việc nha sĩ biết bạn mắc bệnh tiểu đường sẽ giúp nha sĩ cảnh giác hơn với bất kỳ các triệu chứng bất thường nào xuất hiện. Các dấu hiệu như đỏ, sung hoặc chảy máu đều có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh nha chu.

- Không hút thuốc: Hút thuốc không những làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường nghiêm trọng, đặc biệt là viêm nhiễm răng miệng, mà còn gây tác hại xấu lên cả hệ tim mạch của bạn. Vì thế, tốt nhất nên bỏ hẳn hút thuốc lá.

Đối với những trường hợp người bệnh tiểu đường mắc biến chứng dẫn đến bệnh nha chu bước vào giai đoạn sau, gây viêm nhiễm nặng. Người bệnh cần kiên trì điều trị kết hợp các triệu chứng của nha chu và kiểm soát tốt đường huyết để cải thiện biến chứng hiệu quả.

Quản lý bệnh tiểu đường diễn ra suốt cuộc đời người bệnh. Bất kể bạn có bị mắc bệnh tiểu đường hay không, cũng hãy lên một kế hoạch chăm sóc tốt ngay từ bây giờ, để giữ cho sức khỏe răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh.

Ds. Đông Tây

Theo nguồn: http://www.prevention.com

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận