Men gan do tế bào gan sản xuất ra, khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa thì có một lượng men gan được phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40U/l và chỉ số này gần như cố định ở người bình thường.

Nguyên nhân gây men gan tăng

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho men gan tăng. Sự gia tăng men gan có nghĩa là ở một chừng mực nào đó tế bào gan đã bị ảnh hưởng. Có thể là ảnh hưởng nhẹ nếu men gan tăng có tính chất tạm thời, nhưng cũng có thể là một mối nguy hiểm đe dọa đối với sức khỏe nếu men gan tăng có tính chất trường diễn, hoặc tăng một cách đột biến, chứng tỏ ở giai đoạn đó tế bào gan đang bị tổn thương.

Do viêm gan: Trong số các nguyên nhân gây tăng men gan thì viêm gan do virut là đáng sợ hơn cả. Viêm gan do virut có thể do virut viêm gan A, B, C, D, E. Viêm gan cấp do virut hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là mức độ nặng.

Tổn thương do virut là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virut khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (phá vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính, viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.

Do uống rượu, bia: Uống rượu, bia, đặc biệt là rượu (trong đó nguy hiểm nhất là rượu tự pha, tự nấu do có nhiều chất độc hại cho gan) sẽ làm tế bào gan bị bị hủy hoại và tổn thương nặng, khiến men gan cũng tăng lên một cách đáng kể. Lượng men gan tăng tùy thuộc số lượng và chất lượng của loại rượu uống vào.

 

 

 

Uong-nhieu-ruou-bia-lam-nen-gan-tang
Uống nhiều rượu bia làm men gan tăng

 

 

 

Do bệnh sốt rét: Men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng, đặc biệt là sốt rét ác tính làm tổn thương tế bào gan, thận.

Do bệnh về đường mật: Các bệnh về đường mật (viêm đường mật, sỏi mật, giun chui ống mật, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan cũng là nguyên nhân làm men gan tăng.

Do các bệnh lý khác: Người ta nhận thấy men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó cũng có thể gây độc cho tế bào gan, làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao, men gan có thể tăng lên đến 3.000U/l trong trường hợp này. Hoặc một số người bệnh bị tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid) dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường. Các bệnh lý khác như viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính cũng làm tăng men gan. Có một số trường hợp tuy gan bị tổn thương nhưng men gan không tăng, ví dụ như viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết hoặc ở người chạy thận nhân tạo định kỳ.

Khi men gan tăng cần làm gì?

Khi biết mình bị men gan tăng cao hơn bình thường cần chú ý bảo vệ sức khỏe, trước tiên cần ngừng uống rượu hoặc bỏ hẳn rượu và cần đi khám bệnh. Khi men gan tăng, bác sĩ không chỉ dựa vào chỉ số men gan trong máu, mà còn dựa trên rất nhiều yếu tố và các xét nghiệm cận lâm sàng khác như siêu âm gan, siêu âm hệ thống dẫn mật, tụy tạng cũng như xem xét một số bộ phận khác… mới có thể xác định chính xác được nguyên nhân gây tăng men gan.

Trong ăn uống hằng ngày, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, nhất là người đang mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virut viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng mắc bệnh sốt rét. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào.

Khi có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh nhanh hơn, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy hồi phục chức năng gan. Những bệnh nhân bị men gan cao không nên ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào, thức ăn có nhiều chất béo hay các đồ ngọt vì các chất này dễ gây ra mỡ gan và mỡ máu cao, từ đó làm nặng thêm men gan cao, làm cho men gan cao chữa mãi không khỏi. Ngoài ra cũng nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng trừ khi đang bị viêm gan cấp tính.

Người có men gan tăng không nên chủ quan nhưng cũng không nên lo lắng thái quá làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, nhất là có mắc thêm các bệnh khác về tim mạch hoặc rối loạn chuyển hóa. Khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số men gan trong máu là việc làm rất cần thiết, kết hợp sử dụng các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược như Kim tiền thảo, Nhân trần, Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu sẽ giúp tăng cường chức năng gan để có lá gan khỏe mạnh.

DS. Đông Tây

BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận