Sỏi mật có thể gây hoại tử túi mật - là trường hợp khẩn cấp cần được phẫu thuật gấp trước khi nhiễm trùng lây lan vào toàn bộ ổ bụng, đe dọa tính mạng người bệnh.

Hoại tử túi mật là tình trạng mô túi mật chết do tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng liên quan đến bệnh sỏi mật, giun chui ống mật. Đây có thể là trường hợp khẩn cấp cần được phẫu thuật gấp trước khi nhiễm trùng lây lan vào toàn bộ ổ bụng, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Hoai-tu-tui-mat-do-soi-mat

Hoại tử túi mật do sỏi mật

Triệu chứng báo hiệu túi mật hoại tử

- Đau: Đau là triệu chứng cấp tính nhất báo hiệu túi mật bị hoại tử. Cơn đau dữ dội xuất hiện ở phía hạ sườn phải, nặng lên sau khi ăn, phổ biến ở người có tiền sử không tiêu hóa được thức ăn chứa chất béo do viêm túi mật. Những cơn đau này đôi khi bị hiểu lầm là "đau khí". Trong giai đoạn sau, cơn đau có thể di chuyển xung quanh vùng bụng, đôi khi lan lên vai hoặc tay.

- Nôn: Cảm giác buồn nôn và nôn liên tục xảy ra khi gan sản xuất một lượng lớn mật để bù trừ nhưng cơ thể không thể lưu trữ được, được gọi là hiện tượng “quá tải” dịch mật.

- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy kèm theo nôn mửa có thể là dấu hiệu của túi mật hoại tử. Tiêu chảy hay xảy ra sau bữa ăn giàu chất béo và có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí cả ngày. Nhưng đây là tình trạng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh khác nhau nên bác sĩ không xem nó là dấu hiệu đặc trưng cho vấn đề túi mật.

- Sốt: Có tới 30% bệnh nhân có vấn đề về túi mật sẽ sốt và ớn lạnh, đặc biệt là khi túi mật bị hoại tử. Đây là phản ứng của cơ thể để chống lại các nhiễm trùng. Tương tự nôn và tiêu chảy, sốt cũng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh, vì vậy không nên coi đây là một dấu hiệu chính xác của bệnh túi mật.

- Vàng da: Sau khi túi mật đã hoại tử, nhiều bệnh nhân có dấu hiệu vàng da, vàng mắt. Nguyên nhân là do túi mật không còn lưu trữ được dịch mật nên sắc tố mật tràn vào máu, thấm qua da và kết mạc mắt.

Điều trị hoại tử túi mật

Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong do nhiễm trùng hệ thống khi vi khuẩn từ túi mật lưu hành tự do trong máu.

Trong hầu hết các trường hợp, chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật được ưu tiên hàng đầu. Ở giai đoạn phục hồi sau khi cắt túi mật, cần dựa vào xét nghiệm máu và các dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng khác để dùng thuốc kháng sinh giải quyết tình trạng viêm. Bệnh nhân có thể được hồi phục hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời.

Chăm sóc sau khi cắt túi mật

Sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, có nhiều xáo trộn bất thường về số lượng và chất lượng dịch mật trong hệ tiêu hóa, bởi túi mật là nơi chứa và cô đặc mật từ gan đưa xuống. Do vậy người đã cắt túi mật nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế đồ ăn chiên rán. Chế độ sinh hoạt cũng có thể trở lại bình thường một thời gian ngắn sau khi phẫu thuật. Nếu vẫn còn chán ăn, chậm tiêu, ngứa, có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt… thì người bệnh phải đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

DS. Đông Tây

Nguồn: 

http://www.wisegeekhealth.com

http://www.ehow.com

BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận