Run chân xảy ra do nhiều nguyên nhân như: bệnh về hệ thống thần kinh trung ương, các vấn đề tuyến giáp, sử dụng chất kích thích (cà phê, rượu) quá nhiều, do một số thuốc... Run có thể xảy ra ở một, hoặc cả 2 chân. Bệnh thường gặp ở người trung và cao tuổi, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ.

Run chân là một trong những biểu hiện cơ bản trong bệnh Parkinson (PD) và run tư thế. Những bệnh nhân khởi phát sớm Parkinson có nhiều khả năng bị run chân hơn, chủ yếu là run bàn chân hoặc cẳng chân, khi ngồi hoặc nằm. Các biểu hiện khác của bệnh Parkinson như chậm vận động, yếu cơ và đi lại khó khăn. 

Còn run chân trong chứng run tư thế thường khó xác định được bằng mắt thường và dễ lầm lẫn sang bệnh PD hay run vô căn. Tuy nhiên, nó có thể được chẩn đoán chính xác bằng xét nghiệm điện cơ đồ (EMG). Bệnh nhân thường run khi đứng và cảm giác chân không thoải mái hoặc chân bị chuột rút. Triệu chứng này sẽ hết khi bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống.

Run-chan-co-the-xay-ra-do-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau

Run chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tìm hiểu các nguyên nhân run chân

- Run do tiểu não: Run có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể, nguyên nhân tiểu não bị tổn thương sau một cơn đột quỵ hoặc uống rượu quá nhiều, lạm dụng một số loại thuốc…

- Run do rối loạn trương lực cơ: Run thường xảy ra ở những người đang bị bệnh loạn trương lực cơ và có thể thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi và dùng thuốc.

- Run vô căn: Đây là một trong những loại phổ biến nhất của chứng run, thường xảy ra ở bàn tay. Tuy nhiên, các bộ phận khác của cơ thể như đầu, thân, chân, giọng nói và lưỡi cũng có thể bị ảnh hưởng.

- Run tư thế: Như tên gọi của nó, run xảy ra khi đứng, thường run ở chân và thân. Rất khó để chẩn đoán và điều trị run tư thế vì không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng.

- Run do Parkinson: tình trạng run xảy ra là kết quả của sự thiếu hụt tế bào dopamine trong não.

- Run sinh lý: Hầu hết mọi người đều trải qua những cơn run sinh lý do thay đổi cảm xúc mạnh (như lo lắng, sợ hãi, hồi hộp), hoặc khi cơ thể mệt mỏi, cường giáp, hạ đường huyết đột ngột hoặc sử dụng các chất kích thích (rượu, cà phê) …

- Run tâm lý: run xảy ra bất ngờ và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể. Run tâm lý là một hỗn hợp của run khi hành động, tư thế, run nghỉ ngơi và giảm đi khi bị phân tâm.

Nếu bạn đang có biểu hiện run chân mà chưa tìm được nguyên nhân, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được tư vấn!

Hội chứng run chân khi ngủ

Run chân có thể bị nhầm lẫn với “hội chứng chân không nghỉ (RLS)” - một hội chứng tương đối phổ biến, thường do di truyền hoặc là một biến chứng của bệnh Parkinson và bệnh lý thần kinh ngoại vi khác. RLS thường ảnh hưởng đến chân và một số bộ phận khác trên cơ thể. Các triệu chứng bao gồm: bồn chồn, đau nhói, tê dần dần…không kiểm soát được, buộc bệnh nhân phải di chuyển chân liên tục. Các triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm, nhưng cũng có thể vào ban ngày. Nếu bệnh nhân bị bồn chồn vào ban ngày, họ thường không thể ngồi yên và việc phải trải qua một hành trình dài bằng xe hơi hoặc máy bay thực sự là khó khăn với họ.

Hầu như tất cả các bệnh nhân bị hội chứng chân không nghỉ cũng có xảy ra co giật ở chân 1-4 lần/ 1 giây trong khi ngủ. Sự khó chịu ở chân và cảm giác bồn chồn có thể được thuyên giảm tạm thời bằng cách massage hay kéo căng cơ bắp, đi bộ và các bài tập chân khác. Các loại thuốc như Levodopa, chất chủ vận dopamine, benzodiazepines và thuốc giảm đau có chất gây mê có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ.

Điều trị run chân bằng cách nào?

Việc điều trị run chân sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây run. Một số trường hợp chỉ cần thay đổi lối sống, cách sinh hoạt là đã cải thiện đáng kể tình trạng run chân. Một số trường hợp khác cần đến thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

Thay đổi lối sống

Làm theo những lời khuyên này mỗi ngày bạn sẽ thấy biểu hiện run chân cải thiện tốt lên:

- Nên cai rượu, bỏ thuốc lá và hạn chế tối đa cafein (trong cà phê, trà đặc). Đây là các chất kích thích hệ thần kinh, khiến triệu chứng run chân khó kiểm soát hơn. 

- Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin B1, B6, B12, khoáng chất Magie, Kali… có trong thịt, cá, trứng, rau xanh thẫm, ngũ cốc, trái chuối, nho…

- Luyện tập với các bài tập thở, tập yoga, hay đi bộ đường dài. Bạn có thể bắt đầu với cường độ nhẹ, sau đó tăng dần, nhưng điều quan trọng là cần duy trì thời gian tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để đạt hiệu quả tối ưu.

Dùng thuốc giảm run chân 

Các thuốc chẹn beta có thể được sử dụng để kiểm soát run. Đối với việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ, các loại thuốc như Levodopa, chất chủ vận dopamine, benzodiazepin khá hữu ích. 

Khi được chỉ định điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều và theo dõi phản ứng của cơ thể. 

Massage và thư giãn

Sự khó chịu ở chân và cảm giác bồn chồn có thể thuyên giảm tạm thời bằng cách massage hay kéo căng cơ bắp, đi bộ và làm các bài tập chân khác. 

Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng thư giãn và điều tiết cảm xúc, tránh căng thẳng stress bằng các động tác thiền, yoga cũng rất hiệu quả trong việc kiểm soát chứng run. Đối với trường hợp bị run chân nặng, có thể nghĩ tới phương pháp kích thích não sâu hoặc phẫu thuật.

Massage chân hàng ngày giúp tăng lưu thông máu, giảm run chân

Can thiệp phẫu thuật

Các trường hợp run nặng, run không đáp ứng với thuốc điều trị (thường là người bệnh đã dùng thuốc lâu năm), bác sĩ sẽ cân nhắc đến phẫu thuật kích thích não sâu hoặc mở đồi thị. Tại Việt Nam, một số bệnh viện lớn đã thực hiện được các phẫu thuật này và đem lại kết quả khả quan, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn chi tiết.

Bổ sung Thiên ma, Câu đằng 

Nhiều nghiên cứu của hiện đại đã chứng minh, bộ đôi thảo dược Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, đồng thời cung cấp các tiền chất dinh dưỡng, các chất chống oxy hóa, để nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh, giúp ổn định tính dẫn truyền. Từ đó giúp làm giảm hiệu quả chứng run chân và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Để không mất công đun sắc và tận dụng được tối đa các tinh chất có lợi trong Thiên ma, Câu đằng, bạn có thể tìm mua các sản phẩm hỗ trợ có chứa các thảo dược này để sử dụng.

Xem thêm: TPCN Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân

Khi đã xác định được nguyên nhân gây run chân và áp dụng tốt những lời khuyên điều trị trong bài viết này, chắc chắn tình trạng run chân của bạn sẽ được cải thiện. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0981.238.218 để được tư vấn.

Tham khảo: epainassist

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận