Parkinson là một căn bệnh mạn tính gây thiếu hụt nồng độ dopamin trong não, khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng run, co cứng cơ, rối loạn vận động. Vậy nguyên nhân bệnh Parkinson là do đâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh Parkinson - bệnh tiến triển theo thời gian và không thể chữa khỏi

Bệnh Parkinson là một thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây rối loạn vận động. Đây là một bệnh mạn tính tiến triển chậm, tức là bệnh kéo dài và nặng dần theo thời gian. Giai đoạn đầu, người bệnh xuất hiện các triệu chứng về vận động như run rẩy, cứng khớp các chi hoặc thân, giảm thăng bằng. Theo thời gian, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại, nói chuyện hoặc thực hiện các công việc đơn giản. Cho tới nay, Parkinson vẫn là một căn bệnh không thể chữa khỏi.

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson xảy ra khi các tế bào thần kinh (neuron) trong não bị thoái hóa và chết dần. Mặc dù ảnh hưởng tới nhiều vùng não bộ nhưng các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson là kết quả của sự mất mát các tế bào thần kinh ở vùng chất đen (substantia nigra).

Các tế bào thần kinh trong chất đen có nhiệm vụ sản xuất ra một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng có tên là dopamine. Chất này có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu giữa các chất đen và thể vân (corpus striatum) để thực hiện các hoạt động có chủ ý do não bộ điều khiển. Sự suy giảm nồng độ dopamine ảnh hưởng xấu tới chức năng vận động. 

Nguyen-nhan-gay-benh-Parkinson-la-do-mot-nhom-te-bao-than-kinh-san-xuat-dopamine-bi-thoai-hoa.jpg
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là do một nhóm tế bào thần kinh sản xuất dopamine bị thoái hóa

>>> XEM THÊM: Mắc bệnh Parkinson nên ăn uống tập luyện như thế nào?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết bệnh nhân Parkinson bị mất ít nhất 60 – 80% lượng tế bào sản xuất dopamine và đồng thời cũng bị mất một lượng đáng kể tế bào thần kinh sản xuất norepinephrine. Norepinephrine là một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan chặt chẽ với dopamine, là “sứ giả hóa học” chính của hệ thần kinh giao cảm (điều chỉnh các chức năng tự động của cơ thể, chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp). Sự suy giảm norepinephrine có thể giải thích các triệu chứng phi vận động của bệnh Parkinson, bao gồm mệt mỏi bất thường và các vấn đề về huyết áp.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính xác gây thoái hóa, chết đi của các tế bào thần kinh. Nhưng họ cho rằng yếu tố di truyền với độc tố môi trường có liên quan mật thiết đến bệnh Parkinson. Cụ thể như sau:

Yếu tố di truyền học: Các nhà khoa học đã xác định được một số đột biến gene liên quan đến bệnh Parkinson, bao gồm alpha-synuclein và nhiều gene khác. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc phát hiện các gene liên quan sẽ giúp xác định các phương pháp mới để điều trị bệnh Parkinson.

Yeu-to-gene-di-truyen-la-nguyen-nhan-quan-trong-gay-benh-Parkinson.jpg
Yếu tố gene di truyền là nguyên nhân quan trọng gây bệnh Parkinson

>>> XEM THÊM: Apomorphine - liệu pháp mới cho bệnh Parkinson

Môi trường độc hại: Tiếp xúc với một số độc tố nhất định có thể gây ra các triệu chứng Parkinson (chẳng hạn như MPTP, mangan kim loại…). Các yếu tố môi trường khác chưa được xác định cũng có thể gây bệnh Parkinson ở những người nhạy cảm về mặt di truyền.

Ti thể: Một số nghiên cứu cho thấy ti thể có tham gia vào sự phát triển của bệnh Parkinson. Ti thể là những thành phần sản xuất năng lượng của tế bào, và sự bất thường trong ti thể là nguyên nhân dẫn đến sự hư hại của màng tế bào, protein, DNA và các phần khác của tế bào. Những thay đổi liên quan đến stress oxy hóa đã được phát hiện trong não bộ của người bệnh Parkinson. Một số đột biến có ảnh hưởng tới chức năng của ti thể đã được xác định là nguyên nhân gây bệnh Parkinson.

Vai trò yếu tố gene di truyền trong bệnh Parkinson

Alpha-synuclein là gene đầu tiên được xác định có liên quan đến bệnh Parkinson. Từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu tại Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã nghiên cứu hồ sơ di truyền của các gia đình có người mắc bệnh Parkinson và thấy rằng bệnh của họ có liên quan đến sự đột biến gene alpha-synuclein. Mối liên kết này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu năm 2003 của các nhà nghiên cứu di truyền về bệnh Parkinson.

Alpha-synuclein-la-gene-dau-tien-duoc-xac-dinh-co-lien-quan-den-benh-Parkinson.jpg

Alpha-synuclein là gene đầu tiên được xác định có liên quan đến bệnh Parkinson

Các gene khác liên quan đến bệnh Parkinson bao gồm parkin, DJ-1, PINK1, và LRRK2. Gene DJ-1 và PINK1 là gây bệnh Parkinson khởi phát sớm, hiếm gặp. Gene parkin được vận chuyển sang một protein bình thường, giúp tế bào phân hủy và tái chế các protein. DJ-1 thường giúp điều hòa hoạt động gen và bảo vệ tế bào khỏi quá trình oxy hoá. Gen PINK1 mã hóa cho một loại protein hoạt động trong ty thể - “nhà máy” cung cấp năng lượng cho tế bào, sự rối loạn hoạt động của ty thể là nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Đột biến gen PINK1 làm tăng tính nhạy cảm với stress oxy hóa tế bào. Đột biến ở LRRK2 ban đầu được xác định trong một số gia đình thuộc nước Anh, Tây Ban Nha, Bắc Phi và Trung Đông, là nguyên nhân của bệnh Parkinson khởi phát muộn.

>>> XEM THÊM: Thiên Ma, Câu Đằng - Vị thuốc quý trong điều trị chứng run cho người bệnh Parkinson

Ngoài ra, bệnh Parkinson còn liên quan đến gene GBA – gene tạo ra enzyme glucocerebrosidase. Đột biến ở cả hai gene GBA gây bệnh Gaucher (căn bệnh khiến acid béo, dầu, sáp và steroid tích tụ trong não), nhưng những thay đổi khác nhau trong gene này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh Parkinson, nhưng những phát hiện về các yếu tố liên quan như gen di truyền, yếu tố môi trường đã góp phần trong quá trình tìm ra những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Để nhận tư vấn chuyên gia về bệnh Parkinson và cách cải thiện triệu chứng run, co cứng cơ hiệu quả thì bạn hãy để lại ngay bình luận vào bên dưới bạn nhé!

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận