Run là một vận động cơ không chủ ý của một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể; vậy nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và cách điều trị run như thế nào?.

Run là gì?

Run là một vận động cơ không chủ ý của một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể như: bàn tay, cánh tay, đầu, mặt, giọng nói, thân và chân. Mặc dù run không đe dọa tính mạng, nhưng lại gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Benh-run-anh-huong-toi-sinh-hoat-thuong-ngay-va-lam-nguoi-benh-thieu-tu-tin-mac-cam

Bệnh run ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày và làm người bệnh thiếu tự tin, mặc cảm

Nguyên nhân gây run?

- Thoái hóa nhân xám tế bào thần kinh gây ra tình trạng thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh (trong bệnh Parkinson).

- Tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, do thuốc (như Amphetamine, Corticosteroid và các loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần) và một số bệnh lý khác (hội chứng Parkinson).

- Rối loạn thần kinh (Rối loạn thần kinh thực vật).

- Lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi (run do tuổi già).

Một số nguyên nhân khác gây run khác cũng được đề cập đến, bao gồm: hội chứng sau cai rượu, ngộ độc thủy ngân, cường giáp, suy gan, đa xơ cứng... Ở một số trường hợp run có liên quan đến yếu tố gia đình hoặc không xác định được nguyên nhân.

Biểu hiện thường gặp của chứng run

Biểu hiện run rất đa dạng và phong phú, có thể bao gồm: lắc theo nhịp bàn tay, cánh tay, đầu, chân, thân, hoặc giọng nói run run... Ngoài ra ai cũng có thể gặp triệu chứng run khi mệt, stress, lo âu, căng thẳng, hồi hộp hoặc khi giận dữ. Tuy nhiên, khi run xảy ra không kèm với những thay đổi về trạng thái cảm xúc và xảy ra thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý.

Run có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở những người trung niên, người già. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau. Đặc điểm run ở mỗi người có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh, có thể chia thành các nhóm như sau:

- Run khi nghỉ ngơi hay còn gọi là run "tĩnh": xảy ra khi cơ bắp thư giãn, chẳng hạn như khi bàn tay đặt trên đùi hoặc duỗi thẳng khi đứng hoặc đi bộ, run xuất hiện ở tay, chân, thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh Parkinson.

- Run "động": xảy ra khi bệnh nhân hoạt động có chủ ý, run tăng khi cử động, khi tập trung chú ý, giảm lúc nghỉ ngơi, thư giãn. Run "động" thường gặp ở người già và các trường hợp run vô căn.

- Run tư thế: xảy ra khi bệnh nhân giữ tay hoặc một phần cơ thể ở một tư thế đặc biệt trong một thời gian nhất định nào đó. Ví dụ: run tư thế xảy ra khi cơ thể chống lại trọng lực, chẳng hạn như khi giữ cánh tay dang ra.

Phân loại run theo nguyên nhân:

1. Run vô căn (run lành tính hoặc run có yếu tố gia đình): là một rối loạn vận động hay gặp nhất trong các chứng run. Run vô căn thường khởi phát chậm, bắt đầu từ tuổi trung niên, nhưng trong một số ít trường hợp nó xảy ra ở tuổi vị thành niên, sau đó thuyên giảm để rồi xuất hiện trở lại khi về già. Run thường xuất hiện ở một hay hai bàn tay hoặc có thể ở đầu và thanh quản (nói run run), ít khi gặp ở chân. Run xuất hiện khi bệnh nhân làm một động tác nào đó hoặc phải duy trì ở một tư thế nhất định kéo dài và ít xảy ra lúc nghỉ ngơi.

Một số đặc điểm của run vô căn:

- Run ở tay có thể thấy rõ khi bệnh nhân duỗi thẳng hai tay về phía trước với tư thế ngửa bàn tay, nếu đặt lên bàn tay một tờ giấy biên độ run sẽ rõ rệt hơn. Run xảy ra khi viết và làm động tác tinh vi nhưng không thấy dạng chữ viết nhỏ dần đi như trong bệnh Parkinson.

- Run ở đầu cũng có thể là run dọc (kiểu gật đầu) hoặc run ngang (kiểu lắc đầu).

- Run ở thanh quản khiến giọng nói trở nên nhỏ và run run, run khi nói thường gặp nhiều ở phụ nữ.

- Riêng ở chân, bệnh nhân hiếm thấy run khi đứng dậy hoặc bắt đầu bước đi, nếu có thì thường là run ở tư thế đứng.

Điểm nổi bật của run vô căn là khám thần kinh không thấy bất thường và tình trạng run thuyên giảm sau khi bệnh nhân uống rượu.

2. Run Parkinson: Là run do tổn thương một nhóm tế bào nhân xám ở vùng đáy não. Đặc điểm run trong bệnh Parkinson là run khi nghỉ ngơi, cùng với chứng run là tình trạng cứng đờ và chậm chạp.

Các dấu hiệu để nhận biết run trong bệnh Parkinson: run rẩy các ngón tay theo một nhịp đều đặn, run rõ hơn nếu người bệnh đặt bàn tay trên đùi, hay để yên tay trên mặt bàn. Nhưng khi họ đưa tay ra để cầm nắm hay làm một việc gì đó, thì run lại giảm đi, thậm chí không còn run. Lúc mới mắc bệnh thường chỉ run một tay, sau vài tháng, vài năm, sẽ bị run ở cả hai tay, đôi khi các động tác run trông giống như động tác đang vê thuốc lào. Ngoài ra cũng có thể bắt gặp tình trạng run ở môi, cằm ở những bệnh nhân này.

3. Run tiểu não: Nguyên nhân là do khối u, đột quỵ, hoặc các bệnh như bệnh đa xơ cứng, một số rối loạn di truyền thoái hóa, hoặc có thể là hậu quả của nghiện rượu mạn tính hoặc lạm dụng một số thuốc từ đó làm tổn thương tiểu não gây ra run. Thông thường bệnh có thể được phát hiện bằng các nghiệm pháp sau đây:

- Ngón tay chỉ mũi: người bệnh nằm ngửa, hai tay và hai chân duỗi thẳng. Bảo người bệnh  lấy ngón tay trỏ chỉ vào mũi.

- Gót chân đầu  gối: người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và lấy gót chân bên này chỉ đúng lên đầu gối bên kia.

Nếu người bệnh không thực hiện được chính xác các động tác trên thì có thể xác định nguyên nhân run là do tiểu não. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác ở chứng run này là nói run, rung giật nhãn cầu, dáng đi chậm chạp, đi theo hình zíc zắc như người say rượu và run tư thế của thân và cổ.

Chung-run-co-the-do-rat-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau

Chứng run có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

4. Run do rối loạn trương lực cơ:  Bệnh rối loạn trương lực cơ có biểu hiện khu trú (từng phần, nửa người) hoặc toàn thể, làm cho bệnh nhân bị một trong các chứng: vẹo cổ, mắt nhắm chặt, co giật mí mắt, co quắp ngón tay, chân đi xoắn lệch một bên, người cong vẹo, không nói được... Cả nam lẫn nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này. Nếu xuất hiện trong thời thơ ấu, đặc biệt là nếu bắt đầu ở chân, bệnh có thể lan sang các phần khác hoặc toàn thân.

5. Run sinh lý:  Xảy ra ở hầu hết mọi người, mọi lứa tuổi khi thay đổi cảm xúc đột ngột (như lo lắng, sợ hãi, hồi hộp), hoặc khi cơ thể kiệt sức, hạ đường huyết, sử dụng các chất kích thích (rượu, cà phê) hoặc sốt. Run thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, không theo chu kì và mất đi khi điều tiết lại cảm xúc.

Chẩn đoán Run

- Khám thực thể để đánh giá chức năng thần kinh. Các bài kiểm tra được sử dụng để xác định những hạn chế chức năng vận động như: khó khăn khi viết, vẽ, cầm nắm.  Người bệnh có thể được yêu cầu đặt một ngón tay vào mũi, vẽ một hình xoắn ốc... Bác sĩ sẽ đặt một điện cơ để chẩn đoán các vấn đề về cơ bắp hoặc thần kinh, kĩ thuật này giúp đo lường mức độ hoạt động cơ không ý thức và khả năng đáp ứng của cơ với các kích thích thần kinh. Các yếu tố về gia đình cũng có thể được đưa ra để xem xét.

- Xét nghiệm máu, nước tiểu cũng cần được tiến hành để phát hiện hoặc loại trừ các nguyên nhân gây ra run như: vấn đề về tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, xác định mức độ bất thường của một số hóa chất, sự tương tác thuốc, tình trạng nghiện rượu mạn tính.

- Chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để giúp xác định xem run có phải là hậu quả của một khiếm khuyết cấu trúc hoặc thoái hóa của não.

Phương pháp điều trị?

Cho đến nay vẫn chưa có cách chữa trị chung cho các chứng run. Việc điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán chính xác từ nguyên nhân.

- Điều trị bằng thuốc:

Run do Parkinson: thuốc đặc trị là Levodopa – bổ sung chất dẫn truyền thần kinh (Dopamin). Bên cạnh đó có thể sử dụng một số chất đồng vận Dopamin như Pramipexole và Ropinirole. Ngoài ra một số loại thuốc khác được sử dụng để làm giảm bớt run do Parkinson bao gồm Amantadine hydrochloride và các loại thuốc kháng Cholinergic.

Run vô căn có thể được điều trị bằng thuốc chẹn beta, ví dụ như: Propranolol, Nadolol.

Run tiểu não thường không đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc.

Run do rối loạn trương lực cơ có thể đáp ứng với các thuốc an thần như Clonazepam, thuốc kháng acetylcholin và tiêm bắp độc tố Botulinum. Độc tố Botulinum cũng được quy định để điều trị run giọng nói và đầu và một số rối loạn vận động.

Clonazepam có thể được chỉ định chính cho điều trị run tư thế.

Run sinh lý được cải thiện khi nguyên nhân tác động lên tâm lý được khắc phục. Nếu cần điều trị triệu chứng, thuốc chẹn beta có thể được sử dụng.

- Vật lý trị liệu: Phương pháp này cũng giúp bệnh nhân rất nhiều, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách kiềm chế kiểm soát run của cơ, duy trì sự cân bằng của cơ thể. Chẳng hạn, để tránh run giật ở cánh tay, có thể giữ tay sát vào thân mình, đeo vật nặng ở cổ tay hoặc mang thanh nẹp gỗ hoặc kim loại. Các phương pháp vật lý trị liệu này rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân Parkinson, nhất là trong việc giảm tình trạng co cứng cơ.

- Phẫu thuật can thiệp: Phẫu thuật đôi khi cũng được áp dụng khi bệnh Parkinson quá trầm trọng và các biện pháp điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả

- Kích thích não sâu (DBS): là hình thức phổ biến nhất của điều trị phẫu thuật chấn động, sử dụng các điện cực cấy ghép để gửi tín hiệu điện có tần số cao đến đồi thị. Một thiết bị hoạt động bằng pin được được sử dụng để cung cấp điện đến các khu vực mục tiêu trong não ở vùng điều khiển vận động. Sử dụng một nam châm cầm tay để bật và tắt một máy phát xung được phẫu thuật cấy dưới da. Kích thích điện tạm thời vô hiệu hóa được những chấn động hoặc có thể được đảo ngược, nếu cần thiết, bằng cách tắt điện cực cấy ghép. Pin trong máy phát điện có thể sử dụng được khoảng 5 năm và có thể được thay thế bằng phẫu thuật. Kích thích não sâu hiện đang được sử dụng để điều trị run do Parkinson, run vô căn và run do rối loạn trương lực cơ.

- Phẫu thuật mở đồi thị: là phương pháp sử dụng tần số vô tuyến năng lượng phá hủy vĩnh viễn một trung khu của não có liên quan đến bệnh Parkinson, làm giảm bớt cử động bất thường của bệnh nhân. Phương pháp này ít được sử dụng vì có thể gây biến chứng rối loạn nhiều chức năng khác.

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị thì việc điều chỉnh vấn đề tâm lý  cũng có thể góp phần giúp làm giảm các chứng run. Chính vì vậy người thân trong gia đình cần thường xuyên hỗ trợ người bệnh cả về tinh thần cũng như thể chất, giúp họ thích nghi với khó khăn, đặc biệt là các hoạt động thường nhật như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Việc điều trị cùng với các liệu pháp tâm lý và sự động viên của người thân sẽ giúp người bệnh vượt qua bệnh tật và tự tin hơn để hòa nhập với cộng đồng. 

DS. Đông Tây

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận