Rối loạn thần kinh ngoại biên cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng rung giật, giật cơ, cứng cơ tại các khớp tay, chân…

Bệnh thần kinh ngoại biên là một trong số các rối loạn thần kinh thường gặp nhất ở vùng vận động và cảm giác. Con số thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh khoảng từ 2-7%, thường gặp ở người già nhiều hơn, biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương do bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh ngoại biên

- Rối loạn cảm giác: Có thể gồm mất cảm giác, cảm giác bất thường, hay đau. Thuật ngữ “tê” thường được bệnh nhân dùng để mô tả sự mất cảm giác, chết cảm giác, nặng hay yếu ở phần cơ thể bị bệnh. Các triệu chứng dị cảm gồm ngứa râm ran, đau nhói, cảm giác “tê như kim chích” hay nóng bỏng. Dị cảm thường không đau nhưng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân.

Bệnh thần kinh ngoại biên gây ra các rối loạn về cảm giác và vận động

Bệnh thần kinh ngoại biên gây ra các rối loạn về cảm giác và vận động

Bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng loạn cảm - là cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay gây ra do một kích thích và thường không đau.

- Các thiếu sót vận động: Suy giảm chức năng vận động xảy ra với tổn thương dây thần kinh ngoại biên bao gồm sự yếu của các cơ mà dây thần kinh đó chi phối. Tổn thương dây thần kinh nặng kéo dài nhiều tháng sẽ làm teo cơ. Việc không thực hiện hoạt động cơ và teo cơ tỉ lệ với sự yếu cơ rõ rệt, điển hình trong các tổn thương hệ thống thần kinh trung ương gây yếu cơ do tổn thương nơ-ron vận động trên hay đường tháp. Hầu hết các bệnh dây thần kinh ngoại biên là các bệnh mà sợi trục “chết ngược dần lên” và các cơ ngọn chi bị ảnh hưởng trước tiên. Có thể khó khăn trong thực hiện các công việc vận động tinh tế. Sự yếu cơ vận động ngọn chi có thể làm “rơi” bàn chân thứ phát – đột ngột không kiểm soát được hoạt động của bàn chân - do cơ gập lưng bàn chân bị yếu. Các bệnh nhân có thể còn thấy biểu hiện run ở tay, chân khiến cho dáng đi chân rủ, đặc trưng do gập đầu gối và hông thái quá khi đi để ngăn không cho các ngón chân va vào mặt đất do gập lưng bàn chân bị yếu. Ngoài run ở tay, chân có thể gặp run ở đầu với biểu hiện gật đầu hay lắc đầu không kiểm soát được; run ở môi, ở cằm và run giọng nói.

Hầu hết các bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng đến các sợi cảm giác sớm hơn và ở một mức độ lớn hơn các sợi vận động. Yếu vận động tiến triển mà không có suy giảm cảm giác khá hiếm gặp trong bệnh đa dây thần kinh.

- Phản xạ gân xương: Mất các phản xạ gân xương điển hình xảy ra trước khi bắt đầu yếu cơ vận động. Mất các phản xạ gân xương thường giúp phân biệt các bệnh thần kinh ngoại biên và các tổn thương đường tháp trung ương, các rối loạn phức hợp thần kinh cơ và các bệnh về cơ khác.

- Rối loạn chức năng thần kinh thực vật: Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà bệnh biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau gây nên triệu chứng rối loạn tuần hoàn não, giảm tập trung, không làm chủ được cảm xúc, huyết áp tăng giảm thất thường, rối loạn chức năng vận động, giật cơ…

TS. Nguyễn Hoàng Ngọc

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận