Phương pháp vật lý trị liệu rất quan trọng với người bệnh Parkinson, giúp cải thiện triệu chứng run, cứng cơ và tạo sự linh hoạt trong cử động.

Nguyên tắc điều trị?

Người bệnh Parkinson bị khiếm khuyết vận động về nhiều mặt: cứng cơ, run, cử động vụng về và chậm chạp, dáng đi lật bật.

Mục đích của vật lý trị liệu là làm giảm tính co cứng, luyện tập phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác, duy trì sự vận động thể chất, và tạo nên ảnh hưởng tốt đối với tâm lý của người bệnh.

Vật lý trị liệu cho người người Parkinson có ý nghĩa quan trọng

Vật lý trị liệu cho người người Parkinson có ý nghĩa quan trọng

Có rất nhiều phương thức vật lý trị liệu được áp dụng và cần phải kết hợp với nhau mới đem lại kết quả.

-    Nhiệt trị liệu dưới dạng nhiệt bức xạ hay nhiệt dẫn truyền có tác dụng giảm tính cứng cơ.

-    Các cử động thụ động, nhịp nhàng ở nhiều mức độ khác nhau trên tất cả các khớp của cơ thể, và sự nâng đỡ toàn thân bằng kỹ thuật treo là những phương pháp hiệu quả để tạo sự thư giãn toàn thân.

-    Tập cử động theo điệu nhạc hay nhịp đếm để cố gắng tạo tính chủ động cho cử động tự ý.

-    Tập luyện tư thế.

-    Tập luyện dáng đi với bước dài và tay đong đưa.

-    Tập cử động khéo léo của bàn tay bằng hoạt động trị liệu.

Một số bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh Parkinson

Ở giai đoạn sớm, các bài tập phục hồi chức năng có tác dụng rất tốt với người bệnh. Đi bộ được coi là bài tập đơn giản và hữu hiệu. Đi bước chân dài, nhấc ngón chân khi bước về phía trước và đặt chân xuống bằng gót chân, hai chân rộng và giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng, tay vung rộng và mắt nhìn thẳng, đi theo một đường thẳng, tập đi ngang, đi giật lùi và bước sải dài.

Với các bài tập dưới đây, người bệnh cần tham khảo thêm các chuyên gia phục hồi chức năng, không nên tập thử với tất cả các bài tập cùng lúc, vì điều này có thể không dễ dàng, khiến người bệnh hoang mang. Nếu có điều kiện, người bệnh nên gặp các nhà tâm lý học để có được những lời khuyên giúp tâm lý vững vàng.

1/ Tập trong tư thế ngồi trên ghế:

-    Chống hai tay trên ghế nhấc người lên khỏi mặt ghế, hạ người xuống ngồi lại như cũ (3 – 4 lần).

-    Dùng bàn tay đập mặt trống nhịp nhàng (cổ tay uyển chuyển).

-    Vặn xoay thân mình (xoay phải, xoay trái) nhờ động tác ở hai tay.

-    Một tay đưa lên (mắt luôn nhìn theo tay) từ từ chéo qua mặt để đặt đầu các ngón tay lên sau vai bên kia (tay còn lại để nghỉ). Đổi tay, lặp lại như trên (3 – 4 lần).

-    Người bệnh đưa hai tay về phía trước, hai bàn tay áp sát hai bàn tay của kỹ thuật viên (KTV), KTV chuyển áp lực qua từng tay, đồng thời làm động tác gập duỗi khuỷu.

2/ Tập trong tư thế bò:

-    Bò tới, bò lui.

-    Đưa từng tay, từng chân lên.

-    Đưa cùng một lúc một tay và một chân đối diện.

-    Đưa hai tay cùng lúc.

3/ Tập trong tư thế quỳ:

-    Làm các động tác tập thăng bằng: Đưa hai tay dang ngang, ra trước, lên đầu. Cần làm nhịp nhàng.

4/ Tập trong tư thế đứng:

-    Sử dụng 2 quả bóng quần vợt, luân phiên tung lên và hứng từng quả một (người bệnh thường rất khó thực hiện động tác này).

-    Thả chụp bóng.

-    Hai tay cầm một gậy làm động tác duỗi và xoay thân sang phải, sang trái.

-    Đi hai tay đong đưa mạnh, gối gập cao, nhịp nhàng, do KTV đi sau điều khiển.

-    Chạy tại chỗ.

5/ Tập cử động khéo léo của bàn tay bằng hoạt động trị liệu:

-    Dệt (khung dệt tay).

-    In trên vải hay giấy.

-    Nhồi và nặn hình đồ vật bằng các chất dẻo.

-    Xếp hình.

Chú ý:

-    Nếu có thể nên tổ chức cho người bệnh tập theo nhóm.

-    Trong mỗi buổi tập cần có thời gian nghỉ và cho người bệnh hít thở sâu.

-    Người bệnh làm cử động chủ động theo nhịp đếm của KTV, nếu có thể tập theo nhạc càng tốt.


DS. Đông Tây

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận