Sử dụng âm ngữ trị liệu giúp giảm triệu chứng nuốt khó, nuốt nghẹn, khàn giọng, nói lắp, và cải thiện chất lượng sống ở người bệnh parkinson.

Sử dụng âm ngữ trị liệu giúp giảm triệu chứng nuốt khó, nuốt nghẹn, khàn giọng, nói lắp, và cải thiện chất lượng sống ở người bệnh parkinson.

Bệnh Parkinson dẫn đến suy yếu các cơ ở thanh quản, họng, vòm miệng, lưỡi, môi, do đó có các biểu hiện như giọng khàn, nói nhỏ, không rõ ràng hay nói lắp, làm giảm khả năng giao tiếp và khiến người bệnh mất tự tin. Phương pháp âm ngữ trị liệu (Speech Therapy) là phương pháp hữu hiệu có thể cải thiện khả năng nói và triệu chứng nuốt khó ở bệnh nhân Parkinson, giúp người bệnh tự tin hơn khi giao tiếp.

Phương pháp âm ngữ trị liệu

Âm ngữ trị liệu là tổng hợp của nhiều phương pháp giúp điều chỉnh tư thế nói, âm lượng nói, cách phát âm và biểu cảm của khuôn mặt để giúp người bệnh có thể giao tiếp tốt hơn.

- Điều chỉnh tư thế trong giao tiếp: Người bệnh Parkinson giọng nói nhỏ dần và tư thế thường cúi xuống gây khó khăn trong giao tiếp. Giữ tư thế thẳng và nhìn trực tiếp với người đối diện sẽ giúp họ dễ nhận biết được nội dung mà người bệnh muốn truyền đạt.

Bài tập tư thế: Ngồi thoải mái trên ghế, mông chạm vào phần lưng tựa của ghế, ngực ưỡn thẳng, vai chạm phần tựa, đồng thời giữ đầu ở tư thế thẳng đứng, mắt nhìn thẳng, giữ tư thế khoảng 20s, lặp lại 20 lần.

- Tăng âm lượng giọng nói: Hít sâu thở chậm giúp cải thiện âm lượng giọng nói và độ dài của câu nói. Trước khi giao tiếp người bệnh nên hít hơi thật sâu và mở rộng miệng khi nói.

Thực hiện hít một hơi sâu rồi thở ra dần dần 5 lần liên tục. Sau đó hít một hơi thật sâu và nói to “Ah” kéo dài nhất có thể khoảng 10 – 15s, lặp lại 5 lần liên tục. Bài tập này giúp tăng thời gian thở do đó nên duy trì bài tập thường xuyên.

- Phát âm chính xác: Để có thể phát âm chính xác, người bệnh nên nói chậm, sử dụng các cụm từ ngắn gọn hay nói các cụm từ ngắn gọn thay cho một câu nói dài. Nhấn mạnh các từ quan trọng, nói cách ra và to hơn. Nhìn thẳng vào người đang nói chuyện và nên nghỉ ngơi giữa các cuộc nói chuyện để lấy lại hơi. Bên cạnh đó người bệnh nên thường xuyên luyện tập phát âm những từ có âm phát gần giống nhau để tránh nhầm lẫn.

- Cải thiện biểu hiện của khuôn mặt: Người bệnh Parkinson thường có nét mặt vô cảm, không biểu hiện được các trạng thái cảm xúc. Luyện tập cơ mặt, cơ môi, cơ lưỡi có thể cải thiện được nét mặt của người bệnh.

Bài tập cơ mặt – thể hiện cảm xúc: Nâng cao lông mày và mở to mắt (ngạc nhiên); Nhíu lông mày (cau mày - không hài lòng hay tức giận); Bĩu môi (tâm trạng buồn); Mỉm cười rộng (vui vẻ, hạnh phúc).

Bài tập cơ môi: Đẩy không khí vào trong má khi môi vẫn đóng kín (hai má sẽ phồng lên). Nói “iii” và căng miệng càng nhiều càng tốt; Nói “Ahhh” và mở miệng rộng nhất có thể; Nói “Ooo” với đôi môi như lúc huýt sáo; Nói “Umm” và khép môi lại.

Luyen-tap-co-moi-cho-nguoi-benh-parkinson
Luyện tập cơ môi cho người bệnh parkinson

Bài tập cho lưỡi: Di chuyển lưỡi một vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại trong miệng. Sau đó đưa lưỡi dịch chuyển sang trái rồi sang phải và đưa ra bên ngoài miệng.

Người bệnh nên duy trì luyện tập thường xuyên, đều đặn các bài tập trên là phương pháp âm ngữ trị liệu giúp người bệnh Parkinson có thể duy trì và cải thiện khả năng giao tiếp, giảm triệu chứng khó nuốt, nghẹn.

Biện pháp hỗ trợ người bệnh

Nếu tình trạng bệnh đã trở nên trầm trọng, người bệnh không thể luyện tập các bài tập âm ngữ trị liệu thì cần có sự trợ giúp của các thiết bị máy móc:

- Thiết bị nâng vòm miệng: Là một thiết bị nha khoa giúp nâng vòm miệng khi nói và không khí được thoát ra qua đường mũi.

- Thiết bị khuếch đại: Giúp tăng âm lượng của giọng nói và giảm sức lực cho người bệnh khi muốn cố gắng nói thật to.

- Hệ thống role điện thoại: Là một chiếc điện thoại được có bàn phím có thể phát âm được khi người bệnh gõ vào bàn phím giúp người bệnh truyền tải thông điệp đến người nghe hay phát âm những từ mà người bệnh không thể nói được.

- Các thiết bị công nghệ cao hỗ trợ giọng nói điện tử và các thông tin liên lạc.

Thiet-bi-khuech-dai-am-thanh-–-ho-tro-nguoi-benh-parkinson

Thiết bị khuếch đại âm thanh – hỗ trợ người bệnh parkinson

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp một số mẹo sau giúp thuận lợi hơn trong quá trình giao tiếp nếu chưa có điều kiện sử dụng các thiết bị hỗ trợ hay trong những trường hợp khẩn cấp:

+ Luôn mang theo một quyển sổ nhỏ và chiếc bút.

+ Viết trước những gì muốn nói vào sổ.

+ Nếu khó khăn trong việc viết có thể nhờ người thân viết hộ những cụm từ, câu nói thông dụng. Khi cần thì giở những trang viết ra để người giao tiếp có thể đọc được.

+ Có thể thông báo cho người thân hay cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh bằng chiếc còi.

+ Luôn mang theo điện thoại di động và để số người thân ở phím gọi nhanh để có thể thông báo cho người thân nhanh nhất khi cần thiết.

Âm ngữ trị liệu là phương pháp đã được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam phương pháp này khá mới mẻ và đang được ứng dụng tại các bệnh viện lớn, mở ra nhiều hy vọng, không chỉ để làm giảm các triệu chứng nói lắp, nuốt nghẹn, nuốt khó ở người bệnh parkinson mà còn được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác như bệnh tự kỉ ở trẻ, mất tiếng, khàn tiếng do bệnh nghề nghiệp.

Ds. Đông Tây

Nguồn:

http://www.parkinsonssocietyindia.com/
http://my.clevelandclinic.org/

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận