Chỉ số HbA1c là bức tranh tổng quát đánh giá đáp ứng điều trị của người tiểu đường tuýp 2 với chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc. Giá trị này cho biết mức đường huyết trung bình của một người trong suốt 24 giờ trong 3 tháng vừa qua, đồng thời tiên lượng chính xác về nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Chỉ số HbA1c là gì?

HbA1c là giá trị cho biết lượng đường glucose gắn kết với nhân hemoglobin của hồng cầu. HbA1c gắn liền với đời sống hồng cầu (khoảng 90 - 120 ngày), tỉ lệ thuận với nồng độ đường huyết, cho biết mức đường huyết trung bình trong suốt 24 giờ của một bệnh nhân trong khoảng 3 tháng trước đó.

Chỉ số HbA1c cho biết đường glucose gắn với nhân hemoglobin của hồng cầu
Chỉ số HbA1c cho biết đường glucose gắn với nhân hemoglobin của hồng cầu

Dựa vào giá trị HbA1c, bác sĩ có thể sử dụng làm công cụ để phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường. Trong trường hợp người bệnh có chỉ số đường huyết bình thường nhưng chỉ số HbA1c cao, chứng tỏ đường huyết không được kiểm soát tốt trong một thời gian dài, là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cần lặp lại các xét nghiệm để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh.

Vì sao HbA1c lại là tiêu chuẩn vàng đánh giá hiệu quả điều trị?

Dựa vào chỉ số HbA1c còn có thể đánh giá được hiệu quả đáp ứng điều trị của người bệnh tiểu đường với chế độ ăn uống, luyện tập, thuốc điều trị để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên HbA1c không phải là chỉ số theo dõi đường hàng ngày, do đó các bác sĩ không được sử dụng để hiệu chỉnh liều insulin với những người đang tiêm insulin.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, biến chứng của tiểu đường có thể được phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển nếu chỉ số HbA1c ≤ 7% và có thể giảm 72% nguy cơ dẫn đến mù lòa, 87% suy thận giai đoạn cuối và 67% nguy cơ cắt cụt chi.

Với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết có chỉ số HbA1c > 7%, tăng đáng kể nguy cơ dẫn đến biến chứng tiểu đường: tăng 1% chỉ số HbA1c sẽ tăng 38% biến chứng trên mạch máu lớn (động mạch vành, mạch máu não), 40% biến chứng trên mạch máu ngoại vi (bệnh lý võng mạc, bệnh thận, thần kinh, chi,…) và tăng 38% nguy cơ tử vong trên bệnh nhân tiểu đường.

Khi HbA1c tăng lên 1% tương ứng giá trị đường huyết tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

HbA1c và đường huyết giống khác nhau ở điểm nà

Dựa vào HbA1c bác sĩ có thể tiên lượng trước nguy cơ biến chứng tiểu đường

Chỉ số đường huyết hàng ngày luôn thay đổi, cho biết nồng độ đường trong máu ngay tại thời điểm đo. Chỉ số này bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, stress, thuốc điều trị, nồng độ insulin trong máu… nên không phản ánh được sự ổn định của đường huyết. Trong khi đó, giá trị HbA1c không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi bất thường và có thể xét nghiệm ở bất kỳ thời điểm nào, kể cả sau một bữa ăn, là chỉ số giúp đánh giá chính xác độ ổn định đường huyết trong khoảng 3 tháng.

Bạn cần làm gì để kiểm soát HbA1c?

Để làm giảm HbA1c, đòi hỏi người bệnh luôn luôn phải kiểm soát tốt đường huyết trong suốt 24 giờ bằng cách ăn uống khoa học, luyện tập thường xuyên, giải tỏa căng thẳng và dùng thuốc đúng chỉ định.

- Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; không tự ý bỏ thuốc hay giảm liều, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Định kỳ thăm khám và ít nhất 3 – 6 tháng một lần xét nghiệm chỉ số HbA1c để đánh giá hiệu quả điều trị.

- Ăn uống có kiểm soát: Bạn nên chia thành nhiều bữa ăn, ăn lượng vừa đủ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng quá cao sau ăn. Bên cạnh đó cũng nên duy trì cân nặng, tránh tăng cân dẫn đến tình trạng béo phì, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, cholesterol. Hạn chế sử dụng rượu bia, cafe là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đường huyết tăng cao. 

Lựa chọn thực phẩm thông minh giúp ổn định đường huyết, giảm HbA1c
Lựa chọn thực phẩm thông minh giúp ổn định đường huyết, giảm HbA1c

 - Luyện tập thể thao thường xuyên: Tăng cường vận động sẽ tăng sử dụng glucose để cung cấp năng lượng cho tế bào, do đó có thể giảm nồng độ đường trong máu và tăng hoạt động của insulin, đồng thời cũng là biện pháp hiệu quả giúp duy trì cân nặng. Có thể lựa chọn các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, đi bộ nhanh, aerobic... và nên duy trì ít nhất 30 phút trong ngày hoặc 150 phút trong tuần.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên trong lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng sẽ mang lại tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, nhờ đó giúp ổn định chỉ số đường huyết tự nhiên và bền vững, giảm HbA1c và phòng ngừa nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

BTV Lan Anh

Glutex hỗ trợ chuyển hóa đường và cải thiện chỉ số đường huyết

Bình luận