Bệnh cơ tim giãn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu rủi ro cho người bệnh.

Việc điều trị bệnh cơ tim giãn phụ thuộc vào dạng bệnh cơ tim giãn, mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng, biến chứng do bệnh gây ra, và tuổi tác, sức khỏe của người bệnh.

Mục tiêu điều trị của bệnh cơ tim giãn

Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh cơ tim giãn bao gồm:

-  Quản lý những yếu tố, bệnh lý gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh cơ tim giãn

-  Kiểm soát dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

-  Ngăn ngừa tiến triển của bệnh

-  Giảm nguy cơ biến chứng và nguy cơ dẫn đến dừng tim đột ngột

Hinh-anh-trai-tim-binh-thuong-khoe-manh-trai-va-trai-tim-cua-nguoi-benh-mac-benh-co-tim-gian-phai

Hình ảnh trái tim bình thường khỏe mạnh (trái) và trái tim của người bệnh mắc bệnh cơ tim giãn (phải)

Điều trị bệnh cơ tim giãn

Phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, phẫu thuật, cấy ghép những thiết bị chống loạn nhịp tim và/ hoặc một vài thủ thuật không phẫu thuật.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng giúp quản lý tốt bệnh cơ tim giãn và hạn chế rủi ro biến chứng.

-  Bỏ hút thuốc

-  Giảm cân nếu thừa cân, béo phì. Duy trì một cân nặng khỏe mạnh so với chiều cao (chỉ số BMI 18,5 – 25 kg/m2)

-  Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: nên ăn các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, đậu, sữa và những sản phẩm từ sữa tách béo. Đồng thời hạn chế những thực phẩm giàu chất béo, muối, đường và rượu.

-  Tránh sử dụng rượu và các chất kích thích

-  Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý

-  Giải tỏa căng thẳng

-  Kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp, đường máu và mỡ máu.

-  Tập luyện thể dục hàng ngày. Nếu gặp những triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc chóng mặt kéo dài, cần sớm đi khám. Bác sỹ sẽ tư vấn những hoạt động thể chất phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giúp làm giảm triệu chứng của bệnh cơ tim giãn và ngăn ngừa suy tim.

-  Thuốc giúp giảm huyết áp như chất ức chế men chuyển ACE, chất đối kháng thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi.

-  Thuốc làm chậm nhịp tim như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi và digoxin.

-  Thuốc chống loạn nhịp giúp ngăn ngừa loạn nhịp tim.

-  Thuốc cân bằng điện giải như Aldosterone giúp cân bằng điện giải của cơ thể, giúp cơ bắp và dây thần kinh hoạt động chính xác.

-  Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ chất dịch và muối dư thừa ra khỏi cơ thể.

-  Thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông, đặc biệt là ở những người bệnh mắc bệnh cơ tim giãn.

Can thiệp và phẫu thuật

Khi việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không đạt được hiệu quả, người bệnh sẽ cần phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật hiện nay bao gồm phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ tim, cấy ghép những thiết bị giúp tim hoạt động tốt hơn và ghép tim.

1. Phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ tim – Septal Myectomy

Phương pháp này được áp dụng cho những người bệnh mắc bệnh cơ tim phì đại với những triệu chứng nghiêm trọng. Bác sỹ sẽ loại bỏ phần cơ tim quá dày và bị phình to lên của tâm thất trái, giúp cải thiện lưu lượng máu qua tim. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được sửa chữa hoặc thay thế những van tim bị hỏng do bệnh cơ tim giãn. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật tương đối cao và người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường mà không có triệu chứng nào của bệnh.

2. Cấy ghép thiết bị giúp tim hoạt động tốt hơn

Người bệnh sẽ được cấy ghép những thiết bị để giúp tim có thể hoạt động hiệu quả hơn.

Các bác sỹ có thể sử dụng thiết bị để thực hiện liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT) cho người bệnh. Thiết bị này giúp tâm thất trái và phải phối hợp co bóp nhịp nhàng với nhau. Ngoài ra, một thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVAD) được cấy ghép cho những người bệnh đang chờ được cấy ghép tim. Người bệnh còn có thể được cấy một máy khử rung cơ tim giãn (ICD) giúp kiểm soát loạn nhịp tim, nguyên nhân dẫn đến ngừng tim đột ngột. Thiết bị này được cấy ghép ở bụng hoặc ở ngực người bệnh và được kết nối với tim bằng dây dẫn. Khi cảm nhận được sự thay đổi nguy hiểm của nhịp tim, máy sẽ tạo ra những cú sốc điện đến tim để khôi phục lại nhịp tim bình thường.

Thiet-bi-CRT-duoc-cay-ghep-vao-tim-trong-lieu-phap-tai-dong-bo-tim
Thiết bị CRT được cấy ghép vào tim trong liệu pháp tái đồng bộ tim

3. Ghép tim

Cấy ghép tim là phẫu thuật thay thế tim cho người bệnh. Đây là lựa chọn cuối cùng đối với những người bệnh mắc bệnh cơ tim giãn nghiêm trọng, khi những phương pháp điều trị khác không đạt được hiệu quả điều trị.

4.  Thủ thuật không phẫu thuật

Các bác sỹ có thể sử dụng một thủ thuật không cần phẫu thuật là đốt nhánh vách tim bằng cồn để điều trị bệnh cơ tim giãn. Cồn được bơm vào những mạch máu của vùng cơ tim bị dày lên, khiến những tế bào tim này bị chết đi, co lại tới kích thước bình thường, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, cải thiện những triệu chứng của bệnh.

Mặc dù bệnh cơ tim không thể chữa khỏi nhưng bằng cách tuân thủ điều trị kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh, có thể giúp ngăn bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Nguồn tham khảo: http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/More/Cardiomyopathy/Prevention-and-Treatment-of-Cardiomyopathy_UCM_444176_Article.jsp#.WKZlSB82u01
BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận