Thiếu máu cơ tim thầm lặng làm mất dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim, làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành. Người bệnh tim mạch, đặc biệt những người có mắc kèm bệnh đái tháo đường, cần cảnh giác khi thấy đột nhiên thấy không được khỏe, đau cứng hàm hoặc khó tiêu, cảm thấy khó nhọc hơn khi làm các công việc thường ngày.

Thiếu máu cơ tim thầm lặng là gì?

Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc hẹp của một hoặc nhiều nhánh động mạch vành, thường xảy ra do sự tích tụ của các mảng bám cholesterol ở trong lòng mạch (mảng xơ vữa), làm giảm lượng máu giàu oxy đến nuôi dưỡng cơ tim. Hầu hết các trường hợp thiếu máu cơ tim đều có triệu chứng điển hình là đau thắt thắt ngực, khó thở. Tuy nhiên, ở một số người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào, những trường hợp như vậy được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng.

Thiếu máu cơ tim im lặng – ai có nguy cơ?

Thiếu máu cơ tim im lặng có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp hơn ở những người:

- Đã từng bị nhồi máu cơ tim

- Mắc bệnh đái tháo đường

- Tăng huyết áp

- Hút thuốc lá

- Béo phì

- Bệnh cơ tim

- Lạm dụng rượu bia và ma túy.

Trong đó, những người đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ đặc biệt cao.

Thieu-mau-co-tim-tham-lang-thuong-gap-o-nhung-nguoi-mac-benh-dai-thao-duong

Thiếu máu cơ tim thầm lặng thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường

Thiếu máu cơ tim thầm lặng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng thường không được phát hiện và điều trị sớm, do đó người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

- Nhồi máu cơ tim: Theo thời gian, các mảng xơ vữa phát triển dày lên, thu hẹp dần lòng mạch, hoặc bị nứt vỡ làm hình thành nên các cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch máu, dẫn tới một cơn nhồi máu cơ tim cấp. Khi đó, cơ tim không có máu và oxy đến nuôi dưỡng, khiến các mô tim bị tổn thương và hoại tử, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

- Rối loạn nhịp tim: tình trạng thiếu máu cơ tim lâu ngày sẽ làm rối loạn hoạt động điện tim và gây nhịp tim bất thường. Một số rối loạn nhịp nghiêm trọng có thể gây đột tử.

- Suy tim: Cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng lâu ngày có thể dẫn đến suy tim.

Làm cách nào nhận biết thiếu máu cơ tim thầm lặng?

Thiếu máu cơ tim thầm lặng không có triệu chứng, vậy làm thế nào để nhận biết nó? Trên thực tế, vẫn có một số cảnh báo nhỏ về sức khỏe nếu bạn tinh ý. Chẳng hạn, một số người có triệu chứng mơ hồ như cảm thấy không được khỏe, hơi đau quai hàm hoặc chứng khó tiêu. Nhiều người đột nhiên cảm thấy khó nhọc hơn khi thực hiện các công việc thường ngày.

Nếu nghi ngờ thiếu máu cơ tim thầm lặng, bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm sau để đưa ra chẩn đoán chính xác:

- Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ: Giúp bác sỹ quan sát lưu lượng máu qua động mạch vành khi người bệnh tập thể dục.

- Theo dõi Holter: Ghi lại nhịp tim và hoạt động điện của tim trong khoảng thời gian 24 giờ (hoặc lâu hơn) để bác sỹ có thể nhìn thấy cơn thiếu máu cơ tim im lặng.

Dien-tim-la-cach-don-gian-nhat-de-phat-hien-thieu-mau-co-tim-tham-lang

Điện tim là cách đơn giản nhất để phát hiện thiếu máu cơ tim thầm lặng

Điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng như thế nào?

Tương tự như các bệnh tim mạch khác, thiếu máu cơ tim thầm lặng được điều trị bắt đầu với việc thay đổi lối sống:

- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

- Kiểm soát các chỉ số huyết áp, cholesterol và đường huyết.

- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.

- Tập thể dục phù hợp với điều kiện sức khỏe (theo khuyến cáo và hướng dẫn của bác sỹ) như tập yoga, đi bộ, tập thái cực quyền,…

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc hoặc/và phẫu thuật khi cần thiết. Mục tiêu của việc điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng bao gồm cải thiện lưu lượng máu đến tim và làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim. Các loại thuốc được dùng trong điều trị thiếu máu cơ tim im lặng bao gồm: Aspirin, thuốc chống đông máu hoặc loại thuốc làm loãng máu khác để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Một số bệnh nhân cần oxy để làm tăng hàm lượng oxy trong dòng máu chảy đến tim. Thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng.

Trong trường hợp thiếu máu cơ tim thầm lặng gây rối loạn nhịp tim, người bệnh cần phải dùng thuốc làm giảm nhịp tim, thư giãn mạch máu để làm giảm gánh nặng cho tim.

Hầu hết bệnh nhân thiếu máu cơ tim thầm lặng đáp ứng tốt với thuốc. Các trường hợp không đáp ứng thuốc còn lại có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác, bao gồm can thiệp mạch vành qua da (như đặt stent mạch vành), phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc các phẫu thuật tim khác.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

http://www.womens-health-advice.com/heart-attack/silent-ischemia.html
http://www.texasheart.org/HIC/Topics/Cond/silent.cfm
BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận