Phân suất tống máu (EF) là chỉ số rất quan trọng để đánh giá chức năng tim của các bệnh nhân suy tim Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về ý nghĩa cũng như giá trị của chỉ số này.
Phân suất tống máu (EF) là chỉ số rất quan trọng để đánh giá chức năng tim của các bệnh nhân suy tim Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về ý nghĩa cũng như giá trị của chỉ số này.

Phân suất tống máu - một chỉ số quan trọng trong chẩn đoán suy tim

Phân suất tống máu (EF) hay gọi chính xác hơn là phân suất tống máu thất trái là một chỉ số được dùng để đánh giá chức năng thất trái, thể hiện lượng máu thực tế được bơm ra khỏi thất trái sau mỗi nhát bóp so với toàn bộ lượng máu chứa trong thất trái trước đó.
Về mặt toán học:
EF = (Thể tích cuối tâm trương-Thể tích cuối tâm thu)/(Thể tích cuối tâm trương) x 100%
 
Phân suất tống máu (EF) - chỉ số rất quan trọng đánh giá chức năng tim
Phân suất tống máu (EF) - chỉ số rất quan trọng đánh giá chức năng tim

Theo hiệp hội tim mạch New York thì chỉ số phân suất tống máu ở người bình thường là trên 50%. Tuy nhiên theo số liệu của Viện tim mạch Việt Nam thì phân suất tống máu bình thường của người Việt Nam là vào khoảng 63 ± 7% - cao hơn chỉ số trung bình trên thế giới một chút.

Việc làm xét nghiệm kiểm tra phân suất tống máu sẽ giúp xác định tình trạng rối loạn chức năng tâm thu hoặc đánh giá mức độ suy giảm chức năng thất trái ở các bệnh nhân suy tim. Khi chỉ số EF của bạn xuống thấp hơn chỉ số bình thường nghĩa là trái tim bạn đã có dấu hiệu suy yếu rõ ràng và đặc biệt khi chỉ số này thấp dưới <35% thì nghĩa là trái tim bạn đã ở giai đoạn cần phải "báo động đỏ".

Đối với bệnh nhân suy tim, chỉ số phân suất tống máu - bên cạnh khả năng tiên lượng bệnh, còn rất quan trọng bởi ý nghĩa của nó trong việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Sự cải thiện chỉ số EF của bệnh nhân sẽ cho thấy việc điều trị có thực sự có hiệu quả với bệnh nhân đó hay không. Chính vì vậy, nhận thức rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa của chỉ số EF sẽ giúp các bệnh nhân suy tim hiểu rõ tình trạng bệnh của mình hơn, đồng thời đo lường hiệu quả điều trị bệnh để bác sỹ có thể quyết định tiếp tục sử dụng phương pháp điều trị hiện tại hay chuyển hướng điều trị mới phù hợp hơn.

Ngày nay, việc xác định chỉ số EF trên các bệnh nhân tim mạch được tiến hành khá đơn giản và cho độ chính xác cao thông qua siêu âm tim đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trên lâm sàng.

DS.Việt Ánh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận