Động mạch vành tim là hệ thống mạch máu bao quanh trái tim, có chức năng cung cấp máu cho cơ tim hoạt động. Bất kỳ một nguyên nhân nào gây tắc nghẽn động mạch này đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khó kiểm soát và điều trị.

Xơ vữa động mạch vành tim có thể không gây ra triệu chứng gì trước khi mảng xơ vữa gây bít tắc hoàn toàn một nhánh động mạch. Do đó bạn thường không biết mình bị bệnh cho đến khi xuất hiện một số các dấu hiệu hoặc biến chứng như đau tim, nhồi máu cơ tim.

Xơ vữa động mạch vành tim là gì?

Xơ vữa động mạch vành tim là một trong những bệnh động mạch vành thường gặp. Nó xảy ra khi có sự xuất hiện của các mảng bám trong lòng động mạch . Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và một vài thành phần khác trong máu. Dần dần qua thời gian các mảng bám phát triển làm giảm sự đàn hồi của thành mạch máu, gây hẹp lòng động mạch.

Xơ vữa mạch vành tim là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch như đau tim, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp

Xo-vua-dong-mach-vanh-tim-do-xuat-hien-cac-mang-bam-trong-long-dong-mach
Xơ vữa động mạch vành tim do xuất hiện các mảng bám trong lòng động mạch

Dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch vành tim

Nếu động mạch vành bị thu hẹp, nó không thể cung cấp đủ máu đến tim - đặc biệt là khi người bệnh tập luyện, lao động. Thời gian đầu, lưu lượng dòng máu giảm từ từ nên họ sẽ không cảm thấy dấu hiệu nào, nhưng theo thời gian mảng xơ vữa lớn dần lên, làm xuất hiện một số triệu chứng như:

- Đau thắt ngực (ổn định hoặc không ổn định): Người bệnh có thể cảm thấy trái tim bị đè nặng giống như có một tảng đá đang đè lên ngực của mình. Nó thường được kích thích hoạt khi hoạt động gắng sức như leo cầu thang, sau khi đá bóng… hoặc thay đổi cảm xúc nóng, giận đột ngột…Cơn đau thắt ngực sẽ qua đi nếu người bệnh nghỉ ngơi trong vòng vài phút.
- Khó thở: Là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh tim mạch. Khó thở thường tăng vào ban đêm hoặc khi họ làm việc gắng sức, đôi khi khó thở xuất hiện kèm theo mệt mỏi nhiều.

- Nhồi máu cơ tim (cơn đau tim): Xảy ra khi động mạch vành tim bị tắc nghẽn hoàn toàn do mảng xơ vữa, có thể kèm theo các dấu hiệu như: cơn đau thắt ngực kéo dài, liên tục, nôn mửa, toát mồ hôi lạnh…

Nguyên nhân hình thành mảng xơ vữa động mạch vành tim?

Xơ vữa động mạch vành tim được cho là khởi phát từ những tổn thương lớp nội mạc mạch máu (lớp lót trong lòng mạch máu) do các yếu tố như hút thuốc lá, cholesterol máu cao, tăng huyết áp, người có bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, lười vận động hay stress kéo dài trong cuộc sống…Theo thời gian cholesterol, canxi, tiểu cầu…lắng đọng tại vị trí tổn thương hình thành nên quá trình viêm và hấp dẫn bạch cầu đến hấp thụ các chất béo. Chúng trở thành các “tế bào bọt” tích đầy mỡ, càng làm dày thêm khối xơ vữa. Trong quá trình mảng xơ vữa phát triển, các tế bào có thể bị vỡ ra kết dính với tiểu cầu tạo thành cục máu đông bao phủ chỗ loét.

Yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành tim

- Ngừng thở khi ngủ: Là dạng rối loạn gây ra một hoặc nhiều khoảng ngừng thở hoặc thở nông trong khi ngủ.

- Căng thẳng: Nghiên cứu cho thấy yếu tố có thể "kích hoạt" một cơn đau tim bao gồm sự tức giận, căng thẳng hoặc hoảng sợ.

- Rượu: Uống nhiều rượu có thể gây tổn hại cơ tim và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch.

Ruou-lam-tang-nguy-co-xo-vua-dong-mach-vanh-tim
Rượu làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành tim

Biến chứng do xơ vữa động mạch vành tim

Các biến chứng xơ vữa động mạch vành tim đều là những biến chứng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

- Nhồi máu cơ tim: Là cấp cứu nội khoa thường xuất hiện khi cơ tim bị thiếu máu trầm trọng với diễn tiến nhanh, đột ngột. Và để lại nhiều di chứng nặng nề nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời, do một phần tế bào cơ tim đã bị chết hoàn toàn khi tắc nghẽn mạch vành.

- Suy tim: Khi lượng máu tới cơ tim giảm dần cùng với hậu quả sau nhồi máu cơ tim là các sẹo tim, vùng cơ tim khỏe mạnh phải tăng co bóp để cung cấp đủ máu cho toàn bộ cơ thể nhưng nó lại không được nuôi dưỡng đầy đủ, lâu dần sẽ giảm dần chức năng và dẫn tới suy tim..

- Loạn nhịp tim: Việc cung cấp thiếu máu hoặc sự tổn thương của các tế bào cơ tim có thể làm ảnh hưởng đến sự dẫn truyền của các tín hiệu điện trong tim, gây nhịp tim bất thường.

Chẩn đoán xơ vữa động mạch vành tim

Tùy thuộc vào kết quả khám lâm sàng, bác sỹ có thể đề nghị một hay nhiều xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra lượng cholesterol máu và đường huyết, hai yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành.

- Điện tâm đồ: Ghi lại tín hiệu điện đi qua tim để xác định bằng chứng của cơn đau tim.

- Thử nghiệm gắng sức: Nhằm kiểm tra chức năng tim khi bạn vận động, hoạt động.

- Các chẩn đoán hình ảnh như:

  • Siêu âm Doppler mạch máu để phát hiện huyết khối
  • X-quang động mạch vành để xác định đoạn động mạch bị thu hẹp.
  • Chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ để kiểm tra hình ảnh động mạch, giúp phát hiện độ thu hẹp các động mạch lớn và canxi hóa thành động mạch.

Điều trị xơ vữa động mạch

Điều trị xơ vữa động mạch gồm các phương pháp: thuốc, điều trị can thiệp hoặc phẫu thuật.

- Thuốc: Sử dụng thuốc điều trị có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của mảng xơ vữa và ngăn ngừa biến chứng như thuốc hạ cholesterol, chống huyết khối, hạ huyết áp, giảm tiêu thụ oxy của cơ tim…

- Điều trị can thiệp: Nong mạch và đặt stent là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất để khơi thông dòng máu và được thực hiện khi xơ vữa chiếm hơn 70% hoặc đã gây ra các biến chứng. Người sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh về tim, phổi không thực hiện được phương pháp này.

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch: Sử dụng trong trường hợp động mạch tổn thương nhiều chỗ, can thiệp bằng nong mạch và đặt stent không có tác dụng. Bác sỹ phẫu thuật sẽ sử dụng một đoạn mạch lấy từ một phần khác trong cơ thể bạn nối qua động mạch bị tổn thương, dòng máu sẽ di chuyển qua đoạn mạch mới này.

Dat-stent-dong-mach-Phuong-phap-pho-bien-trong-dieu-tri-xo-vua-dong-mach-vanh-tim
Đặt stent động mạch - Phương pháp phổ biến trong điều trị xơ vữa động mạch vành tim

Phòng ngừa xơ vữa động mạch vành

Thay đổi lối sống là một cách rất hiệu quả để giúp bạn ngăn ngừa hoặc đảo ngược quá trình xơ vữa động mạch. Những thay đổi này cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Có 5 cách cơ bản để bạn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mạch vành là: chế độ ăn uống lành mạnh, ngừng hút thuốc lá (nếu bạn hút thuốc), tập thể dục thường xuyên, giảm cân (nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì), giảm tiêu thụ các loại rượu.

Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho thấy hoạt chất berberin trong thảo dược Vàng đằng có khả năng bảo vệ mạch vành khỏi tình trạng viêm, xơ vữa, hoạt chất này còn giúp làm giảm cholesterol máu , do đó giúp phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả. Hiện nay, hoạt chất này có thể được kết hợp với enzym nattokinase trong cao natto và một số dược liệu giúp giãn mạch, hoạt huyết và ngăn chặn hình thành cục máu đông như Đan sâm để tạo thành sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh xơ vữa động mạch vành và phòng ngừa suy tim.

 

Nguồn:

http://www.mayoclinic.org

http://www.webmd.com

http://www.drugs.com

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận