Chỉ số xét nghiệm đường máu của tôi là 5.77 mmol/l, nhưng HbA1c lại cao hơn ngưỡng cho phép. Tôi muốn hỏi chỉ số này có nghĩa là gì? Có quan trọng không?

Chào bạn,

Chỉ số đường máu hàng ngày và HbA1c là những giá trị khác nhau, cho những ý nghĩa không giống nhau. Trong phần giải đáp dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai chỉ số này.

Chỉ số HbA1c có nghĩa là gì, có quan trọng không?

Chỉ số HbA1c biểu thị đường ở trong máu gắn với hemoglobin của hồng cầu. Đời sống của hồng cầu từ 90 - 120 ngày, vì vậy định lượng HbA1c sẽ cho biết mức đường huyết trung bình trong suốt 24 giờ của một người trong 2 - 3 tháng trước đó.

Nếu như đường huyết hàng ngày là giá trị thay đổi, phụ thuộc vào thời điểm đo là trước ăn hay sau ăn và nhiều yếu tố khác, thì HbA1c không thay đổi, sẽ giúp bác sĩ đánh giá đáp ứng của người bệnh tiểu đường với các phương pháp điều trị như dùng thuốc, chế độ ăn và luyện tập. HbA1c cao có nghĩa là việc kiểm soát đường huyết của người bệnh trong 3 tháng trước đó không có hiệu quả, cần sớm có biện pháp khắc phục. Đồng thời HbA1c cao còn chỉ điểm nguy cơ biến chứng tiểu đường, HbA1c cao nghĩa là nguy cơ biến chứng cao hơn, giảm thiểu 1% HbA1c sẽ giúp làm giảm rủi ro biến chứng xuất hiện.

Tại sao đường máu thấp nhưng HbA1c lại cao?

Vì đường máu chỉ trả kết quả tại thời điểm đo, nếu có những trường hợp đường máu thấp hoặc bình thường hoặc cao hơn ngưỡng. Vì lẽ đó mà các bác sĩ thường chỉ số đường huyết lúc đói để đánh giá chính xác hơn kết quả kiểm soát đường huyết của người bệnh ở thời điểm hiện tại.

Mặt khác chỉ số HbA1c còn cho biết cả đường huyết sau ăn, trước và sau khi đi ngủ… Nếu chỉ dựa vào đường huyết lúc đói là chưa đủ, vì có những trường hợp đường huyết sau ăn cao hoặc đường huyết lúc ngủ tăng thì tổng quan sẽ khiến HbA1c cao.

Những cách kiểm soát HbA1c hiệu quả

Dưới đây là những cách giúp bạn kiểm soát HbA1c hiệu quả, an toàn, được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng.

Kiểm soát chế độ ăn. Bạn nên ăn trái cây tươi ít ngọt và rau củ quả, nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên vỏ, thịt nạc và các chất béo tốt có nguồn gốc từ cá và thực vật. Để tránh tăng đường huyết, bạn nên ăn nhiều các loại rau không tinh bột như bông cải xanh, cà rốt, rau diếp cá, các thực phẩm có ít tinh bột hơn như thịt và các sản phẩm từ sữa.

Tập luyện thường xuyên. Luyện tập giúp làm giảm kháng insulin, nhờ đó giúp giảm đường huyết nhanh chỉ sau việc sử dụng thuốc.

Giảm căng thẳng. Lo lắng, căng thẳng làm tăng đường huyết. Chính vì lẽ đó mà các “liều thuốc” giúp bạn làm giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon và sâu hơn sẽ rất có ích như yoga, thiền, massage hoặc thư giãn với âm nhạc…

Sử dụng thuốc. Bạn nên uống thuốc theo đơn, uống đúng loại, liều lượng và đúng giờ. Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường, nên báo sớm với bác sĩ để được làm rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Hạ HbA1c hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên. Sử dụng các thảo dược tự nhiên hứa hẹn là cách hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các thảo dược dân gian như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng… sẽ mang tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, nhờ đó giúp kiểm soát đường trong máu suốt 24 giờ.

Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận