Xin hỏi lý do có thể khiến người bệnh tiểu đường tuýp 2 bị ngất khi ngủ? Glucose máu lúc đó lên tới 17 mmol/l.

Chào bạn

Hôn mê ở người tiểu đường là một tình trạng cấp cứu và có thể để lại những rủi ro nếu không được xử trí kịp thời. Do đó việc hiểu rõ nguyên nhân, cách xử trí khi tình trạng này xảy ra rất quan trọng.

Tại sao người bệnh tiểu đường bị hôn mê (ngất) khi ngủ?

Có rất nhiều lý do có thể dẫn tới tình trạng hôn mê (ngất) khi ngủ. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, có 2 nguyên nhân chính bao gồm:

- Tăng đường huyết: Đây là một biến chứng cấp tính. Khi đường huyết đột ngột tăng cao, cơ thể sẽ kích hoạt quá trình phân hủy chất béo và tạo ra sản phẩm thải là ceton. Nồng độ ceton trong máu tăng làm thay đổi pH trong máu (nhiễm toan ceton) và có thể gây hôn mê. Tình trạng này thường xảy ra khi đường huyết trên 16.7 mmol/l. Trường hợp người nhà của bạn đường huyết đo được vượt giới hạn này nên khả năng cao nguyên nhân ngất là do bị tăng đường huyết cấp tính.

- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Khá nhiều người tiểu đường gặp hội chứng này, đây cũng là 1 nguyên nhân có thể dẫn tới hôn mê.

Mỗi nguyên nhân có 1 cách xử trí riêng, tuy nhiên nguyên tắc chung là bắt buộc phải có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Cách xử trí khi người tiểu đường bị hôn mê

Ngay khi phát hiện người bệnh tiểu đường có dấu hiệu ngất (hôn mê) khi ngủ, gia đình cần gọi ngay cấp cứu để đưa họ tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Đa số trường hợp bác sĩ sẽ cho truyền dịch, điện giải để cân bằng pH máu và tiêm insulin để hạ đường huyết. Sau khi người bệnh đã tỉnh, bác sĩ sẽ có thể tiến hành kiểm tra để loại trừ nguyên nhân hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Điều quan trọng nhất với người tiểu đường đã từng bị hôn mê khi ngủ là phải phòng ngừa hiện tượng này tái diễn bằng cách:

Kiểm tra đường huyết thường xuyên. Nếu đường huyết trên 250 mg/dl, phải đến viện ngay để xét nghiệm ceton nước tiểu.

- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

- Báo cho bác sĩ biết những bất thường về đường huyết của mình. Vì theo thời gian, thuốc Tây sẽ dần không còn hiệu quả, buộc phải sử dụng thêm thuốc mới có thể giữ đường huyết không tăng cao.

Ngoài ra, việc sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết từ Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn… cũng là một giải pháp hỗ trợ tốt bên cạnh thuốc Tây của bác sĩ để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao và các biến chứng tiểu đường khác.

Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận