Đường huyết lúc đói của em khi dùng insulin là 5.6 - 7.0 mmol/l. Nhưng mấy hôm chuyển sang thuốc uống thì cứ trên 8.3 hoặc 8.9 mmol/l trong khi em vẫn ăn uống bình thường. Tại sao em lại bị như vậy ạ? Giờ em cần làm gì để giảm được đường huyết?

Chào bạn

Việc chuyển qua lại giữa thuốc tiêm insulin và thuốc uống không hiếm gặp người tiểu đường tuýp 2. Bởi trong những trường hợp đặc biệt như đường huyết đột ngột tăng quá cao, chức năng gan thận có vấn đề, chuẩn bị phẫu thuật, mang thai… tiêm insulin sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Sau khi đường huyết giảm, người bệnh có thể chuyển trở về thuốc uống theo đúng phác đồ điều trị chuẩn. Tuy nhiên, trong thời gian đầu chuyển từ insulin sang thuốc uống, một số trường hợp sẽ gặp vấn đề với đường huyết.

Tại sao đường huyết có thể tăng khi chuyển từ insulin sang thuốc uống?

Chỉ số đường huyết là một giá trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bất cứ sự thay đổi nào về chế độ ăn, tập luyện hay sử dụng thuốc đều khiến lượng đường trong máu dao động. Nên không khó hiểu khi chỉ số này thay đổi khi bạn chuyển từ insulin sang thuốc uống. Tuy nhiên, thường mức dao động đường huyết sẽ nằm trong phạm vi chấp nhận được. Có nghĩa, đường huyết khi đói sẽ vẫn dưới 7 mmol/l, sau ăn 2h dưới 10 mmol/l.

Trường hợp của bạn, đường huyết tăng khá cao trong khi chế độ ăn không thay đổi có thể do liều thuốc dạng uống chưa thích hợp. Khi chuyển về dạng thuốc uống, bác sĩ sẽ cần dò lại liều dùng. Bởi dạng thuốc này cơ thể không trực tiếp sử dụng được ngay như thuốc tiêm mà còn phải qua nhiều quá trình khác nhau, khiến lượng thuốc thực tế vào máu bị giảm.

Ngoài ra những yếu tố khác như căng thẳng, stress, đang bị ốm mệt… cũng có thể khiến đường huyết dao động nhẹ.

Cách xử trí tăng đường huyết sau khi chuyển từ insulin sang thuốc uống

Trước mắt, bạn nên sớm tái khám lại để bác sĩ kiểm tra thêm chỉ số HbA1c và làm nghiệm pháp dung nạp đường. Nếu tất cả các kết quả này đều cao, rất có thể bạn sẽ phải tăng thêm lượng thuốc uống mới có thể giảm được đường huyết.

Bạn có thể thử kết hợp thuốc và các sản phẩm hỗ trợ từ một số thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết như Hoài Sơn, Mạch Môn hay Lá xoài, Quế chi, Mướp đắng… để tăng hiệu quả điều trị. Nhưng đừng quên duy trì chế độ ăn lành mạnh (tăng rau xanh, giảm tinh bột, chia nhỏ bữa ăn), thể dục 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc và thư giãn tinh thần.

Tin rằng, với những cố gắng của bạn, bạn sẽ sớm khắc phục được tình trạng đường huyết tăng sau khi chuyển từ insulin sang thuốc uống.

Gửi thêm bạn một bài viết về chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 để tham khảo:

http://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/dai-thao-duong/1542-huong-dan-cach-chon-thuc-pham-lanh-manh-cho-nguoi-tieu-duong.html

Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận