Chào bác sĩ, tôi bị hở van tim 2 lá 3 năm nay rồi, ban đầu tôi chỉ bị hở van 1/4, tôi vẫn uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng tôi vẫn bị nặng lên. Tôi mới đi khám lại và được bác sĩ chẩn đoán là bị hở van tim 2 lá 3/4, tôi thực sự rất lo lắng, tôi đã dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như tình trạng hở van vẫn nặng lên. Cho tôi hỏi, tôi nên uống thuốc gì để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất?

Chào bạn,

Hở van tim 2 lá 3/4 là mức độ hở van nặng. Đối với bệnh hở van tim, nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh có thể tiến triển rất nhanh.

Trong điều trị bệnh tim mạch, điều quan trọng hơn cả là cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, với hở van 3 lá nhẹ, bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa hở van tiến triển nặng hơn. Các thuốc điều trị hở van tim thường dùng hiện nay bao gồm:

- Thuốc ức chế men chuyển: như enalapril, captopril, perindopril… giúp kiểm soát huyết áp, giảm gánh nặng cho tim để ngăn hở van tiến triển.

- Thuốc chống loạn nhịp: thường dùng chẹn beta giao cảm (atenolol, metoprolol, propanolol…) để ổn định nhịp tim nếu người bệnh có rối loạn nhịp. Digitalis cũng được sử dụng trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu của suy tim.

- Thuốc chẹn kênh canxi: giúp hạ áp, làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau ngực.

- Thuốc lợi tiểu (Furosemide, hydroclorothiazid): dùng trong trường hợp người bệnh bị phù chân tay, tắc nghẽn phổi… do biến chứng hở van tim.

- Thuốc kháng sinh: (penicilin V, erythromicin) nhằm phòng nguy cơ viêm nội tâm mạc, đặc biệt ở những đối tượng hở van có nguyên nhân do bệnh thấp khớp, thấp tim.

- Thuốc chống đông máu: như aspirin, warfarin, plavix… nhằm ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông do biến chứng hở van gây ra.

Tùy thuộc vào tình trạng người bệnh đang gặp phải mà bác sỹ có thể chỉ định 1 hoặc nhiều loại thuốc để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, không ít trường hợp người bệnh mặc dù đã sử dụng thuốc đều đặn nhưng tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Như theo tôi thấy thì bệnh của bạn đang có diễn biến nặng lên, và chưa có đáp ứng tốt với thuốc.

Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên tạp chí quốc tế để đạt hiệu quả điều trị cao hơn 

Ngoài ra, lối sống có cũng có ảnh hưởng đến kết quả điều trị: bạn nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…ăn giảm muối, thay vào đó thì nên ăn nhiều rau củ quả tươi, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, tránh ngủ quá muộn, tập hít thở sâu để giải tỏa căng thằng.

Chúc bạn sức khỏe.

Thân mến!

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận