Tôi bị suy tim độ 3, khó thở, ho nhiều, gần đây bị phù nề chân. Bác sĩ cho sử dụng thêm thuốc lợi tiểu. Xin hỏi uống thuốc này thường xuyên có tác dụng phụ gì không?

Uống thuốc lợi tiểu nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh suy tim cần phải thận trọng để tránh những rủi ro nguy hiểm.

Uống thuốc lợi tiểu nhiều có sao không?

Trong hầu hết các trường hợp, thuốc lợi tiểu khá an toàn. Tác dụng phụ phổ biến nhất là đi tiểu nhiều tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng chú ý khác bao gồm:

- Rối loạn điện giải: thuốc lợi tiểu làm giảm nồng độ natri, clo, kali và canxi máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chuột rút, chán ăn, buồn nôn, ói mửa…

- Rối loạn nhịp tim: do thuốc làm giảm nồng độ kali máu, ảnh hưởng tới hoạt động dẫn truyền thần kinh điều khiển nhịp tim. Vì vậy, khi sử dụng thuốc lợi tiểu, người bệnh có thể bị nhịp tim nhanh, trống ngực, hồi hộp…

- Hạ huyết áp quá mức: với các dấu hiệu chóng mặt, choáng váng. Bạn nên ngồi xuống hoặc nằm nghỉ cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Mất nước: các dấu hiệu của mất nước bao gồm chóng mặt, khát nước, khô miệng, nước tiểu sẫm màu hoặc táo bón.

- Tăng đường máu: thuốc lợi tiểu làm giảm kali máu có thể gây rối loạn dung nạp glucose ở tế bào, từ đó làm tăng đường huyết.

- Gây ù tai, điếc không hồi phục: là biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai liều cao, kéo dài với các biểu hiện như chóng mặt, tê, ngứa da, co giật cơ…

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu

Bạn cần uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thuốc với một liều duy nhất trong ngày thì bạn nên uống vào buổi sáng thay vì buổi tối, để tránh phải thức dậy để đi tiểu vào ban đêm. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường do tác dụng phụ của thuốc, bạn cần mau chóng liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc hoặc có những biện pháp xử trí phù hợp.

Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu hạ kali máu thì trong chế độ ăn cần tăng cường sử dụng nhiều thực phẩm giàu kali như chuối, cam hay các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, cải bắp… hoặc bổ sung viên uống kali theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngược lại, nếu sử dụng nhóm lợi tiểu giữ kali, bạn cần hạn chế các thực phẩm đó trong bữa ăn hằng ngày và bổ sung canxi có trong sữa, tôm, cua, phô mai…

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Uống thuốc lợi tiểu nhiều có sao không?” và biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

Chúc bạn sức khỏe!

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận