Tôi hay bị nhịp nhanh đánh trống ngực, nhiều nhất là lúc sau ăn. Cho tôi hỏi tại sao lại bị như vậy và tôi nên làm gì để giảm được triệu chứng đó.

Sau khi ăn, tim có thể đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu hóa thức ăn, khi tiêu hóa hết thì nhịp tim sẽ trở về bình thường nhưng nếu nhịp tim còn tiếp tục tăng cao như vậy sau khi ăn vài giờ thì bạn cần đi khám bác sỹ sớm. Sau đây là một số biện pháp gợi ý để bạn tránh bị tăng nhịp tim sau ăn.

Lý giải nguyên nhân làm tim đập nhanh sau khi ăn

Tim đập nhanh sau khi ăn là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhịp tim tăng nhằm bơm đủ máu giúp ruột và dạ dày tiêu hóa đồ ăn 1 cách tốt nhất. Thường thì tim sẽ đập rất mạnh vào khoảng 25-40 phút hoặc cả một giờ sau bữa ăn nhiều nhưng khi hết thức ăn nhịp tim sẽ sớm trở lại bình thường. Ngoài ra, còn có 1 số lý do khiến nhịp tim tăng sau khi ăn như:

- Dùng các chất kích thích trong bữa ăn như rượu, bia, cà phê, caffein, nước tăng lực, nước ngọt có gas- Do dùng một số loại thuốc như pseudoephedrine, epinephrine, bổ phế có chứa Ma Hoàng làm nhịp tim đập nhanh hơn. Trong trường hợp này, bạn hãy gặp bác sỹ để được thay đổi sang loại thuốc phù hợp hoặc điều chỉnh liều..

- Bữa ăn quá nhiều đường cũng là nguyên nhân khiến tim phải hoạt động nhanh hơn bình thường. Vì để tiêu thụ lượng đường lớn, tuyến tụy phóng thích ra nhiều insulin; đôi khi sinh ra quá nhiều insulin làm giảm mức đường trong máu. Lượng đường trong máu thấp dẫn đến việc giải phóng adrenaline (1 chất làm co mạch, tăng nhịp tim) làm tim đập nhanh hơn.

- Do cách chúng ta ăn: đôi khi tim đập nhanh liên quan đến cách ăn uống, ví dụ như nuốt mà không nhai hoặc ăn khi lo lắng và căng thẳng, ăn quá no, hoặc hoạt động ngay sau kết thúc bữa ăn cũng gây ra tình trạng tương tự.

Khi nào nhịp tim nhanh sau ăn trở nên nguy hiểm?

Nếu tình trạng đó diễn ra liên tục và thường xuyên, không thuyên giảm và xuất hiện ngay cả những bạn nghỉ ngơi hay vận động thì bạn cần sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch, đặc biệt là khi tim đập nhanh đi kèm với các vấn đề về thở, ra mồ hôi, chóng mặt, choáng ngất, đau ngực, tức ngực, đau cổ hoặc hàm. Tim đập nhanh sẽ càng đáng lo nếu bạn có nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch (béo phì, bị bệnh tiểu đường…) hoặc gần đây được chẩn đoán mắc các bệnh về tim mạch. Vì thế bạn hãy đến bệnh viện để được bác sỹ tư vấn cụ thể.

Các việc cần làm để giảm và ổn định nhịp tim sau ăn

Nhịp tim nhanh hơn bình thường có thể là phản ứng tự nhiên khi ăn xong. Với 1 vài người thì triệu chứng này không phải quá nguy hiểm nhưng đó vẫn là một cảm giác không thoải mái, đặc biệt là khi tiếp diễn nhiều lần. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để bạn có thể thử để ổn định lại nhịp tim của mình:

- Ghi lại những thực phẩm bạn thấy sau khi ăn làm tim bạn đập nhanh và loại bỏ nó khỏi thực đơn của mình. Bạn nên nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, tránh ăn quá nhiều so với mức cần thiết. Các bữa ăn nhỏ thường xuyên cũng làm giảm chứng đầy bụng và làm chậm nhịp tim lại.

- Không nên chạy, nằm, đi bộ... ngay sau bữa ăn.

- Nếu bạn thường xuyên phải chịu áp lực căng thẳng, hãy thử tập yoga, ngồi thiền và hít thở sâu có thể giúp bạn giảm tình trạng tim đập nhanh.

- Cố cảm thấy thoải mái khi bạn để ý thấy tim mình đập nhanh hơn bình thường. Bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi và hít thở sâu. Khi ngủ hãy nằm nghiêng bên trái vì điều này cải thiện tiêu hóa.

- Bổ sung sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên như Khổ Sâm, Hoàng Đằng, Đan Sâm hàng ngày vì các vị thảo dược quý này mang lại hiệu quả để làm giảm và ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực khó chịu do tim đập nhanh gây ra.

Qua câu trả lời, chắc hẳn đã hiểu rõ lý do khiến tim đập nhanh sau khi ăn và các cách để ổn định nhịp tim. Hy vọng bạn có thể áp dụng để giảm bớt sự khó chịu do tình trạng trên gây ra.

Xem thêm:

Tim đập nhanh nên có chế độ ăn thế nào?

Chúc bạn sức khỏe!

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận