Chúng ta đều biết rằng những người thường xuyên vận động thể lực như cầu thủ, vận động viên thường có nhịp tim thấp dưới 50 nhịp/phút nhưng vẫn được xem là bình thường. Tại sao lại như vậy? Liệu có phải đơn thuần là do tim của họ được “rèn luyện” thường xuyên ở mức độ cao nên chỉ đập ít nhịp đã đảm bảo đủ máu đến các cơ quan? Nghiên cứu gần đây được công bố tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 67 của Hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy sự thật đằng sau hiện tượng này và có những cảnh báo cho vận động viên về nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim của họ sau này.

 Nghien-cuu-cho-thay-cuu-cau-thu-bong-da-co-nguy-co-cao-bi-rung-nhi

Nghiên cứu cho thấy cựu cầu thủ bóng đá có nguy cơ cao bị rung nhĩ

Cầu thủ bóng đá có nguy cơ cao mắc rối loạn nhịp tim

"Chúng tôi biết rằng hoạt động thể thao làm tăng tuổi thọ và mang lại nhiều lợi ích trên hệ tim mạch, nhưng những phát hiện của chúng tôi đã khuyến cáo rằng những vận động viên có thể gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực trên tim ở giai đoạn sau. Những vận động viên không nên cho rằng họ tập luyện thể dục thể thao đều đặn có nghĩa là họ không gặp phải các vấn đề về tim, và trên thực tế họ có nguy cơ cao gặp phải chứng bệnh như rung nhĩ”. Tiến sĩ Dermot Phelan, Giám đốc trung tâm tim mạch học tại Cleveland Clinic, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tập trung vào đối tượng là các cựu cầu thủ bóng đá cho biết.

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho biết cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp mắc chứng rối loạn nhịp tim nhiều hơn gấp 5 lần, điển hình như rung nhĩ so với người bình thường. Trong khi các nghiên cứu trước đó đã cho thấy tăng tỷ lệ mắc rung nhĩ tương tự ở các vận động viên thể lực như chạy bộ đường dài, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên để tìm ra mối liên hệ giữa những người thường xuyên vận động mạnh với chứng loạn nhịp tim.

Trong một nghiên cứu riêng rẽ cho thấy trong 1 năm đầu tiên, cấu trúc cơ tim của các cầu thủ bóng đá có 1 sự thay đổi đáng kể, bao gồm tình trạng giãn gốc động mạch chủ, đây là một phát hiện mới và ý nghĩa lâm sàng vẫn còn chưa rõ ràng.

Nghiên cứu về mối liên hệ giữ chơi thể thao cường độ mạnh và chứng loạn nhịp tim

Phelan và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 460 cựu vận động viên bóng đá về các chỉ số bao gồm điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu và bảng câu hỏi tim mạch. Kết quả này được so sánh với 925 người từ bình thường với đặc điểm về tuổi và chủng tộc tương tự nhóm cựu vận động viên.

Sau khi kiểm soát huyết áp, chỉ số cơ thể, tuổi tác và chủng tộc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người chơi bóng đá chuyên nghiệp có nguy cơ bị rung nhĩ cũng như các dòng điện tim bất thường cao gấp 5.5 lần so với những người không phải vận động viên. Các cầu thủ bóng đá có nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn so với những người không phải vận động viên, đây thường là dấu hiệu đánh giá sức khoẻ tim mạch, nhưng trong trường hợp của các vận động viên, điều này có thể che giấu các triệu chứng của rung nhĩ, bởi những người này sẽ ít khi gặp phải những cơn nhịp nhanh hơn. Phlelan cho biết “hầu hết cựu vận động viên đều không biết đến rung nhĩ cho tới khi nghiên cứu sàng lọc của chúng tôi được công bố và thông điệp dành cho họ là cần phải kiểm tra thường xuyên để chắc chắn rằng nhịp tim của họ đang duy trì ở mức thích hợp.”

Một nghiên cứu khác tiến hành tại Đại học Emory trên 136 sinh viên năm nhất cả trước và sau khi tham gia 1 giải bóng đá với 44 sinh viên không chơi bóng đá. Cả 2 nhóm đều được kiểm tra tim, siêu âm tim và đo áp lực mạch tuần hoàn mạch máu (đo chức năng mạch và độ cứng động mạch). Sau mùa bóng, tất cả những người tham gia nghiên cứu đã tăng cân, nhưng chỉ có các cầu thủ bóng đá xuất hiện tình trạng giãn gốc động mạch chủ đáng kể. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự thay đổi theo chiều dọc của kích thước gốc động mạch chủ kết hợp với sự thay đổi cấu trúc và chức năng tim liên quan đến quá trình chơi bóng đá ở trường đại học. Mặc dù động mạch chủ của vận động viên vẫn nằm trong giới hạn bình thường, nhưng việc giãn gốc động mạch chủ có thể không hoàn toàn là kết quả của việc tập thể dục, các nhà nghiên cứu cho biết.

 Cac-cau-thu-bong-da-nen-duoc-kiem-tra-suc-khoe-dinh-ky-de-phat-hien-roi-loan-nhip-tim

Các cầu thủ bóng đá nên được kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện rối loạn nhịp tim

Các kết quả được quan sát trong các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy các cầu thủ bóng đá, đặc biệt là các cầu thủ có vị trí di chuyển rộng, thì xu hướng huyết áp tâm thu cao hơn, làm tăng độ cứng của mạch máu và dày lên của tâm thất trái – những thay đổi của tim tương tự như những người sau khi tập thể dục cường độ cao.

Phó giáo sư y khoa Jonathan Kim, tác giả nghiên cứu chính, trưởng khoa tim mạch thể thao của Đại học Emory và là bác sĩ tim mạch chính của Atlanta Falcons cho biết: “Những kết quả nghiên cứu này cho thấy nguy cơ tim mạch sớm và chúng ta cần chú ý tới sức khoẻ tim mạch của các cầu thủ bóng đá trẻ. Các nghiên cứu tương lai cần phải tập trung vào việc cho mọi người hiểu được ý nghĩa lâm sàng của những phát hiện trên đây của chúng tôi".

Cả Phelan và Kim cho biết cần phải nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ cơ chế cơ bản liên quan đến kết quả được quan sát thấy trong các nghiên cứu của họ và xác định mối liên hệ giữa kết quả của họ với kết quả trên các nhóm vận động viên khác như thế nào. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc khám sức khoẻ định kỳ cho các cầu thủ bóng đá ở mọi lứa tuổi để xác định bất kỳ dấu hiệu sớm nào của bệnh tim mạch.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn: https://www.news-medical.net/news/20180228/Football-linked-to-changes-in-cardiac-structurec2a0and-greater-risk-of-heart-rhythm-disorders.aspx

Bình luận