Nghiên cứu mới nhất trên 13.000 người bệnh tiểu đường ở Thụy Điển và Phần Lan khẳng định: Bệnh tiểu đường nên được phân loại thành 5 nhóm. Hệ thống phân loại mới này sẽ giúp người bệnh được điều trị đúng cách và kịp thời hơn.

Chúng ta thường biết tiểu đường có 4 loại: tuýp 1, tuýp 2, tuýp 1,5 - tiểu đường tự miễn dịch khởi phát muộn và tiểu đường thai kỳ. Cách phân loại này khá dễ nhầm lẫn, thậm chí có thể khiến bác sĩ chẩn đoán sai. Do đó, nghiên cứu trên tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology đề nghị 1 hệ thống phân loại mới, trong đó, tiểu đường tuýp 1 và 1,5 được xếp chung, tiểu đường tuýp 2 được chia thành 4 nhóm nhỏ.

"Đây là bước đầu tiên hướng tới sự cá nhân hóa trong điều trị bệnh tiểu đường. Hệ thống chẩn đoán và phân loại hiện tại là không đủ và không thể dự đoán các biến chứng trong tương lai hoặc lựa chọn điều trị", Leif Groop, BS. GS chuyên ngành Tiểu đường và Nội tiết, tại Đại học Lund Thụy Điển cho biết.

Benh-tieu-duong-nen-duoc-phan-loai-thanh-5-nhom

Bệnh tiểu đường nên được phân loại thành 5 nhóm.

5 phân nhóm bệnh tiểu đường là gì?

Hệ thống phân loại mới được thiết lập dựa trên mức độ kháng lnsulin, HbA1c, cân nặng và độ tuổi thay vì chỉ dựa vào lượng đường trong máu để chẩn đoán như hiện tại:

  • - Nhóm 1, bệnh tiểu đường tự miễn nặng (SAID): tiểu đường tuýp 1 và LADA
  • - Nhóm 2, bệnh tiểu đường thiếu insulin nặng (SIDD): HbA1c cao, kháng lnsulin vừa phải, khả năng tiết lnsulin suy giảm và có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc.
  • - Nhóm 3, bệnh tiểu đường kháng insulin nặng (SIRD): người lớn béo phì có mức kháng insulin lớn và khả năng mắc biến chứng thận rất cao.
  • - Nhóm 4, bệnh tiểu đường liên quan đến béo phì nhẹ (MOD): trẻ em béo phì và thanh thiếu niên có HbA1c dao động.
  • - Nhóm 5, bệnh tiểu đường liên quan đến tuổi tác (MARD): tiểu đường ở người cao tuổi.

Tiềm năng ứng dụng của hệ thống phân loại mới?

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào các bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá người bệnh thuộc phân nhóm nào trong 5 phân nhóm trên. Trong khi thực tế, việc xác định mức độ kháng lnsulin nặng, vừa hay nhẹ là điều không dễ thực hiện. Bác sĩ chỉ đánh giá được người bệnh có kháng lnsulin nặng không cho đến khi các phác đồ điều trị bằng nhiều thuốc khác nhau thất bại.

Gretchen Becker - một nhà báo y học, tác giả của sách nổi tiếng "Năm đầu tiên sống chung với tiểu đường tuýp 2” nhận định: “Để các phân nhóm mới này có ích cho hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung, công cụ chẩn đoán mức độ lnsulin cần phải có sẵn và dễ sử dụng trên toàn cầu. Hiện tại, vẫn rất khó để bác sĩ có thể ứng dụng cách phân loại này vào điều trị.”

Mặc dù để ứng dụng rộng rãi hệ thống phân loại mới, các nhà khoa học cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai. Tuy nhiên, đề xuất này cũng nhắc nhở các bác sĩ, không phải tất cả các người bệnh thuộc tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều giống nhau. Bác sĩ cần chú ý hơn đến mức độ kháng lnsulin để cân nhắc điều trị bằng thuốc tiêm sớm cho những người có kháng lnsulin rõ rệt.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo: https://www.healthline.com/health-news/are-there-really-five-subgroups-of-diabetes#4

Bình luận